Page 71 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 71

thối đất, mùa khô hạn đến quắt queo, do đó người xưa
           đã làm nên những chiếc chum khổng lồ này để tích
           nước... Những truyền thuyết đó đã góp phần tạo nên
           một lớp màn bí ẩn bao trùm vùng cao nguyên mênh
           mông này.
               Năm 1909, lần đầu tiên thế giới biết tới sự tồn
           tại của những chiếc chum khổng lồ này do phát hiện
           của Vinet - một viên thuế quan người Pháp. Đến năm
           1923, Henri Parmentier - nhà khảo cổ người Pháp
           đã có dịp đến cánh đồng Chum nhưng cả Vinet và
           Henri Parmentier đều không lý giải được về nguyên
           nhân hình thành địa điểm kỳ bí này. Mãi đến năm
           1930, cánh đồng Chum mới được nghiên cứu tường
           tận bởi một nhà nghiên cứu của trường Viễn Đông
           Bác  Cổ  Pháp  (École  Française  d’Extrême  Orient)  -
           bà  Madeleine  Colani.  Trong  cuốn  Mégalithes  du
           Haut-Laos (Cự thạch cổ vùng Thượng Lào - 1935), bà
           Madeleine Colani đã khẳng định những chiếc chum
           khổng lồ này không phải là những chiếc chum ủ rượu
           vì không có dấu vết nào chứng minh điều đó. Từ đó
           bà đã đưa ra giả thuyết mỗi chiếc chum là một cái
           quách chôn người chết, mỗi chiếc chum là nơi cất giữ
           tro xương không phải chỉ của một người mà của một
           số người chết. Chum đá là loại hình hiện vật gắn liền
           với táng thức của cư dân theo tục hỏa thiêu và là vật
           đựng tro xương sau khi đã tiến hành hỏa thiêu ở một
           địa điểm gần đó. Giả thuyết của Madeleine Colani
           càng được củng cố khi bà phát hiện ra những dấu vết
           xương, răng người, những vòng tay bằng đồng thau,
           những hạt chuỗi bằng thủy tinh và đá carnelian,...


                                                            69
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76