Page 72 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 72
trong những chiếc chum khổng lồ tại cánh đồng Chum
và đặc biệt là việc tìm thấy một hang động trong đồi
đá vôi gần Bản Ang, lòng động xuyên thẳng lên đỉnh
đồi tựa như hai ống khói tự nhiên với nhiều vết nám
đen trên vách đã giúp bà đoán định là nơi đây từng
được sử dụng làm lò hỏa thiêu người chết. Cũng theo
Madeleine Colani, chum được dùng làm bình đựng
tro xương đặt giữa trời thì chắc không thể dùng một
cách tùy tiện, tức trong mỗi chiếc chum đó không
thể đặt tro xương của bất cứ ai hay bao nhiêu người
cũng được, mặc dù dung tích của nó có thể rất lớn.
Dường như số chum gắn với từng bản có thể tương
ứng với số gia đình của mỗi công xã thời sơ sử và mỗi
chiếc chum có thể là một dạng “nhà mồ” chung cho
cả một gia đình. Ngày nay, vùng Xiêng Khoảng gồm
có nhiều làng bản như: Bản Ban, Bản Hin, Bản Áng,
Bản Si, Bản Hót,...Ở Bản Hin đã tìm thấy 16 chum,
Bản Hót là 28 chum, Bản Sua là 155 chum, Bản Áng
là 250 chum.
Kế tục những thành quả nghiên cứu của bà
Madeleine Colani, ngày nay, sau khi đào và khảo sát
kỹ các chum đá, với tất cả những cứ liệu về công cụ
lao động, vũ khí, đồ gốm, đồ trang sức..., các nhà khoa
học đã khẳng định rằng cánh đồng Chum có niên đại
vào khoảng đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên
và những chiếc chum đá là những vật gắn liền với
tục hỏa táng, dùng để đựng tro xương. Chủ nhân của
những chiếc chum này chính là tộc Kăm - Mụ (một
bộ phận chủ yếu của người Lào Thơng ở Lào). Sự hiện
diện của những chiếc chum đá độc đáo cùng với nhiều
70