Page 17 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 17

đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có

            những hạn chế, thách thức đã được chỉ ra từ nhiều nhiệm kỳ
            Đại hội trước nhưng đến nay vẫn tồn tại và có mặt còn diễn biến
            phức tạp hơn, trong đó có tệ tham nhũng, tiêu cực.

                 Để làm rõ thêm một số vấn đề đúc kết có tính lý luận và thực
            tiễn về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước

            ta hiện nay, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ tập trung phân
            tích, đánh giá một số nội dung, đó là: Tham nhũng, tiêu cực là gì?
            Tác hại ra sao? Nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về phòng,

            chống tham nhũng, tiêu cực? Những kết quả đạt được và bài học
            kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn? Đặc biệt là phải làm gì và làm
            như thế nào để tiếp tục ngăn chặn, đẩy lùi nạn tham nhũng, tiêu

            cực trong thời gian tới?

                 Nhận diện đúng về tham nhũng, tiêu cực

                 Chúng ta đều biết, tham nhũng (tham ô, nhũng nhiễu) là
            hiện tượng xã hội tiêu cực, xấu xa mà thời nào, chế độ nào, quốc
            gia nào cũng có; đó là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực. Các

            quốc gia tồn tại và phát triển vững mạnh đều quan tâm và tiến
            hành đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.
                 Theo Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm

            2003: “Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực của nhà nước để trục
            lợi riêng”. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam
            đã xác định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền

            hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Như vậy, về bản
            chất, nói một cách nôm na, dễ hiểu như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
            dạy thì tham nhũng là hành vi “ăn cắp của công làm của tư” .
                                                                           1


                 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021,
            t.7, tr.355.


                                             Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN   15
                              CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22