Page 21 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 21
tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt là, tại Hội nghị Trung ương 3
khóa X (tháng 8/2006), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban
hành nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với nhiều
chủ trương, quan điểm, giải pháp mới, quyết liệt, đồng bộ. Việc
Trung ương ban hành Nghị quyết quan trọng này cho thấy quyết
tâm cao của Đảng trong việc ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham
nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững sự ổn
định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của
nhân dân đối với Đảng.
Trước đây, chống tham nhũng, lãng phí chủ yếu chỉ tập
trung vào các hành vi: tham ô, chiếm đoạt, nhận hối lộ, đưa hối
lộ, làm thất thoát tài sản nhà nước. Nay không chỉ trong khu vực
nhà nước mà còn mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà nước. Đặc biệt,
không chỉ phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà còn gắn phòng,
chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là phòng,
chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán
bộ, đảng viên. Bởi nguyên nhân sâu xa của tham nhũng là do chủ
nghĩa cá nhân, do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,
trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao. Vì vậy, phải chấn chỉnh,
uốn nắn từ suy nghĩ, nhận thức mới có thể phòng, chống từ sớm,
từ xa, cả ngọn lẫn gốc tình trạng tham nhũng. Đây là lý do vì sao
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được bổ
sung thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để chỉ đạo cả công
tác phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tiêu cực. Từ đây,
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bước sang
một giai đoạn mới, đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ hơn giữa
phòng và chống theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Đảng đã được đề
ra từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X.
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 19
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM