Page 23 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 23
Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ
cương, liêm chính” . Nhân tố quyết định việc thực hiện thành
1
công mục tiêu đó là sự lãnh đạo trực tiếp, chặt chẽ, toàn diện,
thường xuyên của Đảng. Sức mạnh và động lực to lớn của cuộc
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là sự đồng tình,
ủng hộ, hưởng ứng, tham gia tích cực của nhân dân và cả hệ
thống chính trị, báo chí, mà nòng cốt là các cơ quan có chức năng
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, như nội chính, kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Nếu
không dựa vào dân thì cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực khó có thể thành công. Dựa vào dân, lắng nghe dân,
lắng nghe dư luận để chọn lọc tiếp thu cái đúng; phải “động viên
quần chúng, phải thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng
hiểu rõ, làm cho quần chúng hăng hái tham gia mới chắc chắn
thành công” , như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu. Tư tưởng,
2
phương châm chỉ đạo xuyên suốt là kiên quyết, kiên trì, liên tục,
bền bỉ, không nghỉ, không ngừng; chủ động, tích cực phòng ngừa,
đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó phòng là chính,
là cơ bản, lâu dài, chống là quan trọng, cấp bách. Phương thức
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực không ngừng đổi mới cho phù hợp với yêu cầu,
nhiệm vụ đặt ra. Trên cơ sở các phương thức lãnh đạo được xác
định trong Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, từ tổng kết
thực tiễn hoạt động của mô hình Ban Chỉ đạo Trung ương và
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập
theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, Hội nghị Trung
ương 5 khóa XI đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.65, tr.522.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.362.
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 21
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM