Page 299 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 299
ừ trước đến nay, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến công
tác xây dựng Đảng. Đã có không ít các nghị quyết, chỉ thị,
Tkết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về xây
dựng Đảng. Các Cương lĩnh, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
đều có đề cập đến công tác xây dựng Đảng; có đại hội có báo cáo
riêng về xây dựng Đảng. Chỉ tính từ Đại hội VI đến nay, Ban
Chấp hành Trung ương đã ban hành 8 nghị quyết, Bộ Chính trị
ban hành 6 nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng. Ban Bí thư
khóa VII đã chỉ đạo tiến hành tổng kết 20 năm xây dựng Đảng
thời kỳ 1975 - 1995; Ban Bí thư khóa IX chỉ đạo tổng kết một số
vấn đề lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới (1986 - 2006), trong
đó có phần về xây dựng Đảng.
Đã có nhiều nghị quyết về xây dựng Đảng như vậy, tại sao
lần này Trung ương lại phải bàn và ra nghị quyết về xây dựng
Đảng nữa?
Theo tôi có 4 lý do:
Một là, vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng
luôn luôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp cách
mạng nước ta. Đây là bài học lớn, là kết luận sâu sắc được rút
ra qua suốt quá trình hơn 80 năm hoạt động của Đảng ta, đồng
thời cũng là lý luận khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của nhiều
đảng, nhiều nước trên thế giới. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển
năm 2011) của Đảng ta đã khẳng định: “Sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng
Việt Nam” . Trước kia đã như vậy, hiện nay đang như vậy, và sau
1
này cũng sẽ vẫn như vậy. Các đảng cộng sản và công nhân quốc tế
đã coi sự lãnh đạo của đảng cộng sản là vấn đề có tính nguyên tắc,
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.51, tr.130 (B.T).
Phần thứ hai: NHẤT QUÁN PHƯƠNG CHÂM: PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG, TIÊU CỰC 297
TỪ SỚM, TỪ XA, CẢ NGỌN LẪN GỐC