Page 389 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 389
nắm giữ những cương vị then chốt trong bộ máy nhà nước, đồng
thời có cơ chế kiểm tra hoạt động của các đảng viên đó. Các
đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước có trách nhiệm
vận động, thuyết phục các cơ quan và công chức nhà nước thực
hiện quan điểm, đường lối của Đảng và ra sức hoạt động để biến
đường lối của Đảng thành hiện thực. Mọi đảng viên phải chấp
hành các quyết định của Đảng, phục tùng kỷ luật của Đảng; lại
phải biết lắng nghe ý kiến của các cơ quan và công chức nhà
nước để kiến nghị với Đảng, kịp thời điều chỉnh các chủ trương
chưa thật phù hợp.
Vừa qua, Đảng đã lựa chọn và giới thiệu các đảng viên có
trình độ, năng lực và phẩm chất sang hoạt động ở các cơ quan
nhà nước. Ở các địa phương, bí thư hoặc phó bí thư đảng ứng cử
vào chức vụ chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân; một số
trưởng ban đảng ứng cử tham gia một số ban của hội đồng nhân
dân; một số cấp ủy viên được giới thiệu vào chức danh trưởng,
phó sở, ngành. Làm như vậy chính là để tăng thêm sự thống nhất
giữa Đảng và Nhà nước, vừa giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng,
vừa tăng cường hiệu lực thực tế của cơ quan nhà nước.
Có ý kiến lo ngại rằng, nếu cán bộ chủ chốt của Đảng đảm
nhiệm cả chức vụ chủ chốt của chính quyền thì dễ sinh ra độc
đoán, chuyên quyền, phải có cơ chế gì để kiểm tra, kiềm chế,
ngăn ngừa tiêu cực. Đúng là phải có cơ chế. Ngoài sự giáo dục,
quản lý của chi bộ, sự giám sát phê bình của nhân dân thì một
trong những cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo và kiểm tra hoạt động
của các đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước chính là
đảng đoàn (ở các cơ quan dân cử) và ban cán sự đảng (ở các cơ
quan chấp hành, cơ quan tư pháp); định rõ thẩm quyền và trách
nhiệm của đảng đoàn, ban cán sự đảng, thẩm quyền và trách
nhiệm của những người đứng đầu cơ quan nhà nước. Cơ chế này
Phần thứ hai: NHẤT QUÁN PHƯƠNG CHÂM: PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG, TIÊU CỰC 387
TỪ SỚM, TỪ XA, CẢ NGỌN LẪN GỐC