Page 75 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 75
vụ án Giang Kim Đạt; vụ án Đinh La Thăng; vụ án Trịnh Xuân
Thanh; vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm); vụ án Đinh Ngọc
Hệ (Út Trọc); vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại Phú
Thọ và một số địa phương...).
Đáng chú ý là, việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng
được chú trọng hơn; việc kê biên, thu giữ tài sản trong một số vụ
án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt khá cao (vụ Giang Kim
Đạt hơn 300 tỉ đồng; vụ Hứa Thị Phấn hơn 10.000 tỉ đồng; vụ
Ngân hàng Đông Á hơn 2.000 tỉ đồng; vụ Phạm Công Danh (giai
đoạn I) hơn 6.000 tỉ đồng; vụ Đinh La Thăng hơn 20 tỉ đồng; vụ
Trịnh Xuân Thanh hơn 45 tỉ đồng; vụ AVG hơn 8.500 tỉ đồng...).
4. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính
sách về tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng có nhiều
chuyển biến rõ nét; cải cách hành chính công khai, minh bạch,
trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ
chức, đơn vị được tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt những
kết quả tích cực.
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều đổi mới,
nhất quán, rõ ràng, chỉ đạo giải quyết được nhiều vấn đề tồn
đọng trước đây trong công tác cán bộ; “không chạy chức, chạy
quyền” đã trở thành tuyên ngôn mạnh mẽ.
Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ chính xác hơn; việc luân
chuyển cán bộ thực hiện bài bản hơn.
Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh cải cách
hành chính, tăng cường công khai, minh bạch, cải thiện môi trường
đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp
phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và phòng ngừa tiêu cực,
tham nhũng.
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 73
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM