Page 219 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 219
Phần II: NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ TÂM, CÓ TẦM 217
Nhà trường có ý định giữ ông lại làm cán bộ giảng dạy.
Ông cảm thấy rất vui và hồi hộp chờ đợi. Nhưng rồi thực tế lại
diễn ra theo chiều hướng khác: ông được điều động về công tác
tại Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản) - cơ quan lý luận
và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông
hoàn toàn bất ngờ và không khỏi băn khoăn, lo lắng, nhưng đã
là đảng viên thì phải chấp hành sự phân công của tổ chức.
Nguyễn Phú Trọng bắt đầu sự nghiệp ở Tạp chí Học tập
bằng việc đọc, phân loại, ghi phích, làm công tác tư liệu. Ông
kể: ”Thú thật là những ngày đầu tôi thấy nản vì công việc khô khan,
đơn điệu. Tôi ngỏ ý muốn được làm công tác nghiên cứu và biên tập
về lĩnh vực văn học nghệ thuật, nhưng các đồng chí lãnh đạo trả lời là
làm gì thì cũng phải làm tư liệu, bắt đầu từ tích lũy kiến thức. Tôi
nghe thấy có lý và cố quen dần với công việc”. Từ đó, cùng với việc
làm tư liệu, ông đặt cho mình nhiệm vụ viết bài, bắt đầu từ
những chuyên đề nhỏ. Thế rồi bài báo đầu tiên của ông đã ra
đời sau hàng năm trời thai nghén, ấp ủ (Bài “Phong vị ca dao
dân ca trong thơ Tố Hữu” đăng trên tạp chí Văn học số 11-1968).
Được các đồng nghiệp trong tạp chí động viên, giúp đỡ tận
tình, cộng với sự cầu thị, ham học hỏi, ông tiến bộ khá nhanh.
Năm 1971, theo chủ trương chung, ông được cơ quan phái
đi thực tế dài hạn (1 năm) ở xã Phú Lãm, huyện Thanh Oai, tỉnh
Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Ông ở nhà dân, ăn
chung với dân, cũng “bám đội, lội đồng”, tham gia lao động và
sinh hoạt đảng như một xã viên, đảng viên của xã.
Năm 1973, ông được cử đi học lớp nghiên cứu sinh Kinh
tế chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Là học viên trẻ của
Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ, nhưng ông
đi học đúng vào thời điểm bố ốm nặng do bị tai biến mạch máu
não, vợ mới sinh con, bản thân vừa mới phục hồi sức khỏe sau