Page 347 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 347
đô thị. Biện pháp chủ yếu để tập trung lực lượng đánh vào
thành phố, đô thị, là kéo địch ra, giữ chân chúng và diệt một bộ
phận. Chiến trường trọng điểm của đợt tổng tiến công đông
xuân 1968-1969 là Sài Gòn. Yêu cầu cần đạt được tại trọng
điểm là tiến công quân sự đánh chiếm Sài Gòn, hỗ trợ quần
chúng nổi dậy lật đổ chính quyền trung ương, giành chính
quyền về ta. Sử dụng lực lượng trên chiến trường trọng điểm
gồm 25 tiểu đoàn bộ binh và 5 tiểu đoàn đặc công đánh vào
thành phố; 40 tiểu đoàn bộ binh và 3 tiểu đoàn đặc công đánh
vùng ven đô; 2 trung đoàn đến 1 sư đoàn làm lực lượng dự bị.
Những nội dung cơ bản của bản dự thảo được cuộc họp
Thường trực Quân ủy Trung ương thảo luận, cho ý kiến. Kết
thúc cuộc họp, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn phát biểu, nhấn mạnh
sự nhất trí của cuộc họp về đánh giá tình hình địch, ta, về mục
đích yêu cầu của kế hoạch và khẳng định: ta có điều kiện và
khả năng để đẩy tới bước nhảy vọt của cuộc chiến tranh.
Tiếp đó, trong những ngày từ 29/7 đến 2/8/1968, Bộ Chính
trị và Thường trực Quân ủy Trung ương họp, bàn và hạ quyết
tâm triển khai kế hoạch chiến lược đông xuân 1968-1969 . Với
1
ba bản báo cáo do các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng
và Lê Trọng Tấn trình bày trong cuộc họp , thực chất đây là hội
2
___________
1. Dự họp gồm các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng,
Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc
Hoàn, Văn Tiến Dũng, Lê Văn Lương, Hoàng Anh, Trần Văn Quang, Lê
Trọng Tấn, Trần Sâm, các thành viên Thường trực Quân ủy Trung ương
và Cục trưởng Cục Tác chiến Lê Ngọc Hiền.
2. Đồng chí Võ Nguyên Giáp trình bày những nét lớn trong dự thảo
báo cáo nhan đề Nỗ lực vượt bậc, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, kiên quyết tiến lên giành thắng lợi quyết định; đồng chí Văn
Tiến Dũng trình bày bản dự thảo kế hoạch tổng tiến công đông xuân
1968-1969; đồng chí Lê Trọng Tấn trình bày dự thảo kế hoạch tiến công
đông xuân 1968-1969 của chiến trường Nam Bộ, trọng điểm là Sài Gòn.
345