Page 377 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 377
sàng chuyển sang giai đoạn đấu tranh với ta về các mặt chính
trị, kinh tế, xã hội trong thời bình.
Về ngoại giao: Thực hiện chiến lược đánh - đàm với
phương châm "càng ít nhân nhượng càng tốt". Cụ thể là, khi
có lợi, có thể chấp nhận ngừng hoàn toàn việc ném bom đánh
phá miền Bắc và công nhận Mặt trân Dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam, coi Mặt trận như một chính đảng, chia
cho Mặt trận một số ghế trong chính phủ liên hiệp trung lập
dưới sự bảo trợ quốc tế...
Mỹ đánh giá ta có quyết tâm rất lớn, huy động toàn bộ lực
lượng nhằm giành thắng lợi quyết định trên chiến trường để đi
tới bàn đàm phán vào cuối năm 1968. Theo phán đoán của địch,
sau hai đợt tiến công, ta vẫn lấy Sài Gòn làm chiến trường
quyết định, lấy Huế làm chiến trường chủ yếu có tác dụng kiềm
chế và thu hút đối phương, Tây Nguyên là mặt trận thứ yếu
nhưng quan trọng. Địch nhận định cuộc tổng tiến công sắp tới
của ta có thể diễn ra trong tháng 8 hoặc cuối tháng 10 và kéo
dài đến giữa tháng 11/1968.
Từ nhận định trên, Mỹ sẽ tìm mọi biện pháp ngăn chặn
không để ta mở cuộc tiến công vào đô thị, để tránh gây ảnh
hưởng bất lợi cho chúng cả về chính trị và ngoại giao. Ý đồ
chiến lược chung của địch là tiêu hao, gây nhiều tổn thất cho ta,
đồng thời ra sức bảo tồn quân đội Mỹ, tránh không để quân đội
Sài Gòn bị tổn thất quá lớn; giữ ngụy quân khỏi tan rã, ngụy
quyền khỏi sụp đổ.
Để thực hiện quyết tâm chiến lược trên đây, chủ trương và kế
hoạch quân sự sắp tới của Mỹ là: 1) Tăng cường lực lượng bố trí
phòng thủ, trước hết là các đô thị và các vùng đông dân cư, đặc
biệt là Sài Gòn, Đà Nẵng, Plâyku, nhằm đáp ứng yêu cầu giữ
đất, giữ dân; 2) Khẩn trương xây dựng quân đội Sài Gòn bằng
375