Page 44 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 44
kiến về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác chuẩn bị khôi
phục và mở rộng lực lượng khi địch mở rộng chiến tranh ra
miền Bắc; chấn chỉnh tổ chức biên chế, trang bị cho phù hợp với
nhiệm vụ tác chiến (trước hết là lục quân), nghiên cứu bổ sung
nội dung chương trình đào tạo, bổ túc trong các nhà trường
quân đội, chấn chỉnh tổ chức hậu phương quân đội, chấn chỉnh
và kiện toàn cơ quan chỉ huy các cấp... Riêng với Bộ Tư lệnh
Phòng không - Không quân, cần chỉ đạo nghiên cứu kế hoạch
chấn chỉnh và tăng cường lực lượng Phòng không - Không quân,
sẵn sàng đối phó khi địch mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền
Bắc. Trước mắt, cần tổ chức tổng kết diễn tập chiến dịch một
cấp của Quân khu 3, nghiên cứu phương hướng xây dựng hậu
phương quốc gia theo nghị quyết tháng 11/1964 của Quân ủy
Trung ương.
Dự kiến trong điều kiện quân Mỹ kéo vào Việt Nam, sự
phối hợp chiến lược giữa hai chiến trường Việt Nam và Lào sẽ
có tầm quan trọng đặc biệt, nên từ đầu năm 1964, Thường
trực Quân ủy Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị cử đồng chí
Nguyễn Trọng Vĩnh thay mặt Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh
sang hoạt động bên Bộ Tư lệnh Quân đội giải phóng Lào.
Cuối tháng 2/1964, đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh lên đường
nhận nhiệm vụ mới.
Tiếp đó, ba ngày sau khi đế quốc Mỹ giật dây bọn tay sai làm
đảo chính lật đổ chính phủ liên hiệp ba phái ở Lào, ngày 22/4/1964,
Bí thư Quân ủy Trung ương Võ Nguyên Giáp đã cùng Thường
trực Quân ủy Trung ương thông qua đề án dài hạn giúp bạn về
các mặt xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố vùng giải phóng
và kế hoạch tăng cường chuyên gia và quân tình nguyện Việt
Nam hoạt động trên đất Lào trong điều kiện Mỹ và lực lượng
tay sai âm mưu vô hiệu hóa Hiệp định Genève về Lào.
42