Page 96 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 96
Tại Campuchia, 6 tháng đầu năm 1965, Mỹ vẫn duy trì áp
lực ở biên giới nhưng mức độ có giảm bớt. Sau vụ âm mưu lật đổ
ở tỉnh Kô Kông, hoạt động quân sự và lật đổ đã có dấu hiệu
chuyển lên phía biên giới Campuchia - Thái Lan. Để tập trung
nỗ lực vào cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, trước mắt
Mỹ chưa thể gây ra một cuộc chiến tranh với Campuchia, chúng
sẽ tỏ ra hòa dịu tuy áp lực quân sự ở biên giới vẫn còn.
Về tình hình Thái Lan, từ đầu năm 1965, Chính phủ Thái
Lan ủng hộ chính sách của Mỹ tại miền Nam Việt Nam tích cực
hơn trước, cho phép Mỹ dùng các căn cứ quân sự trên đất Thái
Lan làm nơi xuất phát đánh phá miền Bắc và mở rộng thiết bị
chiến trường để khi cần sẽ phục vụ cho "chiến tranh cục bộ" ở
miền Nam Việt Nam. Âm mưu của Mỹ là cố gắng duy trì tình
hình chính trị ổn định ở Thái Lan, sẽ ngày càng đẩy mạnh hơn
ý đồ sử dụng Thái Lan làm bàn đạp phục vụ chính sách của
Mỹ ở miền Nam Việt Nam và Lào, kể cả việc đưa một bộ phận
lục quân Mỹ vào Thái Lan khi cần để mở rộng chiến tranh khu
vực Trung - Hạ Lào. Tuy nhiên, trước mắt Thái Lan vẫn tìm
cớ thoái thác yêu cầu của Mỹ đưa quân sang miền Nam Việt
Nam. Nhưng trước sự lôi kéo và thúc bách của Mỹ, không loại
trừ khả năng Thái Lan có thể đưa khoảng một sư đoàn vào
tham chiến, chủ yếu là trên chiến trường Trung - Hạ Lào. Đối
với Campuchia, Thái Lan tăng cường giúp đỡ Khmer-senri hoạt
động ở vùng biên giới Campuchia - Thái Lan, giúp bọn này hoạt
động lật đổ ở tỉnh Kô Kông. Sự uy hiếp về quân sự của Thái Lan
đối với Campuchia vẫn không đáng kể. Đối với Lào, Thái Lan
quan tâm đến Lào hơn tình hình miền Nam Việt Nam, sẵn sàng
giúp phái thân Mỹ ở Lào để đòi hỏi Lào hỗ trợ và phối hợp trong
hoạt động chống cộng ở biên giới Lào - Thái.
94