Page 232 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 232
Tết đặc biệt, vô giá. Sáng mồng một Tết, các tổ chiến đấu đều lập
bàn thờ Tổ quốc, treo quốc kỳ, ảnh Bác Hồ, có nến, hương trầm,
bánh kẹo, cành đào... Đúng giao thừa, các chiến sĩ đứng trang
nghiêm trước bàn thờ, hát quốc ca, làm lễ chào cờ rồi quây quần
nghe thư chúc Tết của Bác. Ai cũng xúc động khi nghe Bác viết:
“Tôi và nhân viên Chính phủ vì nhớ đến các em cho nên cũng
không ai nỡ ăn Tết”. Tiếp đến là một niềm tự hào khi được Bác
biểu dương khen ngợi:
“Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết
sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta
1
mấy nghìn năm để lại” .
Ý tưởng cao đẹp và tình thương yêu của Bác đã trở thành
nguồn sáng tác của các chiến sĩ - nghệ sĩ Thủ đô. Trịnh Bình Báu
làm bài thơ Thủ đô huyết thệ, đăng trên báo Chiến thắng của Liên
khu 1. Bài thơ mở đầu bằng hai câu dựa theo lời Bác:
Đoàn Thủ đô thề xung phong quyết tử
Nguyện xả mình cho Tổ quốc quyết sinh
Bài thơ được nhạc sĩ Lương Ngọc Trác phổ nhạc và từ đó trở
thành bài hát truyền thống của Trung đoàn.
Qua báo cáo của hai ông Trần Quốc Hoàn và Lê Quang Đạo
về tình hình bộ đội trong nội thành, Cụ Hồ, Thường vụ Trung
ương và Quân ủy yên tâm về tinh thần chiến đấu của các lực
lượng đang hằng ngày đối mặt với quân địch trên đường phố Thủ
đô. Trải qua hơn một tháng vừa đánh vừa từng bước rút kinh
nghiệm, lúc này bộ đội đang phát huy hiệu quả chiến đấu của
những đơn vị nhỏ rất cơ động, khi ẩn khi hiện, chủ động tìm địch
mà đánh bằng những đòn bất ngờ, vừa tiêu hao được địch, vừa
bảo tồn được lực lượng ta. Anh em đã sáng tạo ra cái mà ngay hồi
đó ông Lê Quang Đạo đã “tạm gọi” là chiến thuật du kích trong
______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 35.
230