Page 230 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 230
ngày 6/1/1947 ở Liên khu 1 Hà Nội, không có tên nào xứng đáng
hơn là Trung đoàn Thủ đô.
Trải qua thực tế gần một tháng chiến đấu, hội nghị nhận thấy
về tổ chức chỉ huy, công tác tình báo nắm địch và thông tin liên lạc
đã sớm bộc lộ những yếu kém, không đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ
huy. Nhưng do tình hình khẩn trương, không có điều kiện bàn sâu,
nên hội nghị nhất trí với ý kiến của đồng chí Tổng Chỉ huy, giao
cho Bộ Tổng tham mưu sớm tổ chức hội nghị chuyên ngành nhằm
rút kinh nghiệm và chấn chỉnh cả về tư tưởng, tổ chức, nghiệp vụ
tình báo và thông tin trước yêu cầu của tình hình mới.
Chỉ qua năm ngày hội nghị, Bộ Tổng chỉ huy đã chỉ đạo cơ
quan tham mưu Tổng hành dinh hoàn thành một khối lượng công
việc của một lớp tập huấn ngắn ngày, đó là phổ biến những kinh
nghiệm chiến đấu đầu tiên, uốn nắn những thiếu sót và yếu kém
trong thực tế tổ chức chỉ đạo, chỉ huy chiến đấu và quản lý bộ đội
của các mặt trận, dự kiến tình hình sắp tới và hướng dẫn những
công việc trước mắt cần triển khai nhằm ứng phó với âm mưu và
hành động sắp tới của địch. Rõ ràng là, ngay từ những ngày đầu
kháng chiến, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã thể hiện một
phong cách cầm quân rất riêng, đó là bồi dưỡng cán bộ cấp dưới,
nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về kiến thức chỉ đạo, chỉ huy
giữa cấp Tổng hành dinh với cán bộ chỉ huy các mặt trận - những
người chỉ vài năm trước đây còn là những cán bộ tiểu đội, trung
đội, chưa được qua trường lớp quân sự chính quy, nên dù rất kiên
định về chính trị, tư tưởng nhưng còn hạn chế về nhãn quan chiến
lược, về trình độ cầm quân trước trọng trách điều hành một chiến
trường rộng lớn gồm nhiều tỉnh.
Năm ngày hội nghị là một khoảng thời gian dài giữa lúc cuộc
chiến đấu đang diễn ra khẩn trương đòi hỏi sự có mặt của người
lãnh đạo, chỉ huy. Ra về mọi người đều thấy, kể từ hội nghị các
khu trưởng ngày 13/12/1946, mới trải qua gần một tháng chiến
228