Page 518 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 518
(enterrez vous!)”. Bốn ngày sau, tướng Đờlát lại rời Đông Dương,
về Pháp chữa bệnh.
Sau này, các tướng Giăng Mácsăng, Yvơ Gra và các ký giả, sử
gia Pháp và phương Tây có chung một nhận xét rằng: Nếu đối với
Tổng Chỉ huy Đờlát, người ra đi sau “chiến tích” đánh chiếm Hoà
Bình dễ dàng bao nhiêu thì đối với những người ở lại, từ Xalăng,
Đờ Linarét đến mỗi một chiến binh viễn chinh, việc giữ Hoà Bình
lại khó khăn bấy nhiêu. Vấn đề đặt ra là: Việt Minh đang ở đâu?
Họ sẽ phản ứng thế nào? Bởi vì “dưới bầu trời xanh nhạt, máy bay
ra sức tìm kiếm suốt ngày nhưng vô hiệu quả, không thấy bóng
dáng, không phát hiện một dấu hiệu của kẻ thù...” (Hồi ký của
Raun Xalăng).
Mọi công việc chuẩn bị trận địa phòng giữ từng cứ điểm trên
toàn Mặt trận Hoà Bình được xúc tiến hết sức khẩn trương. Công
sự mọc lên giữa những dây thép gai và bãi mìn. Pháo binh, súng
cối chuẩn bị sẵn phần tử bắn để yểm trợ từng vị trí theo kế hoạch
hỏa lực chung toàn mặt trận. Mấy đài quan sát được thiết lập trên
núi Ba Vì. Các vị trí dọc đường số 6 và trên hai bờ sông Đà, nhất là
Tu Vũ, Pheo, Đèo Kẽm... được gấp rút củng cố để hai con đường
thủy, bộ này được dùng làm hai trục tiếp tế chính cho “cái dạ dày
Hoà Bình”.
Chuẩn bị và chờ đợi. Quân Việt ở đâu? Bao giờ họ đến?
Sử gia Bécna Phôn - khi đó cũng là phóng viên chiến trường -
cho rằng đối phương nhất định không chịu ngồi yên. Ông Giáp có
phương pháp hành động riêng của mình. Khi thời cơ đến, ông sẽ ra
quân với tốc độ kiểu Napôlêông.
Từ đêm 14/11, sau khi tin kỹ thuật cho biết địch đánh ra
hướng Chợ Bến - Hoà Bình, một không khí nhộn nhịp bao trùm cơ
quan tham mưu Tổng hành dinh của ta. Thật cũng lạ. Địch vừa
chủ động đánh chiếm một địa bàn có ý nghĩa chiến lược quan
trọng, mở rộng phạm vi chiếm đóng, cắt đứt liên lạc giữa căn cứ
516