Page 531 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 531
Trong khi bộ đội khẩn trương chuẩn bị bước vào đợt 2, ngày
17/12, Sở Chỉ huy chiến dịch chuyển sâu xuống phía nam Giếng
Đá, tây Tu Vũ gần 10 km (vẫn thuộc huyện Yên Lập - Phú Thọ).
Sau này, qua hồi ký của Tướng Xalăng, được biết Bộ Chỉ huy
Pháp đang đứng trước tình hình đang ngày càng xấu đi về mọi
mặt, cả ở Pháp và ở Đông Dương, cả ở mặt trận phía trước và vùng
tạm chiếm, nên phải bắt đầu thu hẹp Mặt trận Hoà Bình - sông
Đà để đối phó với đợt tiến công sắp tới của ta.
Bức thư ngày 16/12 của Đờlát cho thấy viên Tổng Chỉ huy đã
kiệt sức, đang cố sống những ngày cuối cùng , trong khi đó thì Bộ
1
trưởng các quốc gia liên kết Lơtuốcnô bị Quốc hội đả kích về ngân
sách chiến tranh Đông Dương, “một cuộc chiến tranh quá đắt về
sinh mạng thanh niên Pháp”. Đã xuất hiện ý kiến trong Quốc hội:
Đề nghị hãy chuyển gánh nặng Đông Dương sang vai Liên hợp
quốc. Để duy trì tinh thần quân viễn chinh trước những tin tức
không vui dồn dập bay tới, Tướng Xalăng cố mời Bảo Đại ra Bắc và
ngày 21/12, quyền Tổng Chỉ huy đưa “nhà vua” đi Hoà Bình để
gặp và động viên các sĩ quan Pháp - Việt.
Trong những ngày này, trên Mặt trận Hoà Bình nóng bỏng,
các trục đường tiếp tế tăng viện vẫn bị uy hiếp mạnh. Chỉ trong
hơn 10 ngày đầu tháng 12, Đại đoàn 304 đã liên tiếp đánh nhiều
trận, tiêu diệt 4 đoàn xe trên đường số 6 và đường số 21, phá hủy
hơn 60 xe thiết giáp và vận tải, diệt 3 đại đội địch. Trên tuyến
đường sông, trước những tổn thất mà địch thú nhận là “không thể
chịu đựng nổi” về tàu, xuồng của các thủy đội xung kích, nhất là
sau trận phục kích ngày 22 của Trung đoàn 36 đánh chìm một
______________
1. Đây là bức thư cuối cùng của Đờlát viết cho Xalăng. Trước bệnh
tình không thể cứu chữa được của Đờlát, Chính phủ Pháp bổ nhiệm
Xalăng làm quyền Tổng Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương từ
ngày 1/1/1952. Mười ngày sau, ngày 11/1, Tướng Đờlát chết, được truy
phong Thống chế Cộng hoà Pháp.
529