Page 534 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 534
trường phía trước và sau lưng địch mà còn thu hút cả hai GM3 và 7
từ đồng bằng lên cứu nguy cho mặt trận chính diện. Sau này chính
Xalăng cũng thú nhận rằng Bộ Chỉ huy Pháp bối rối trước cục diện
chiến trường ngày càng bất lợi. Giữa lúc viên tướng hy vọng “một
đêm Noel và một ngày đầu năm yên bình” thì suốt tuần lễ cuối
năm 1951 khắp nơi bị tiến công, kể cả những cứ điểm Xalăng
không ngờ tới như ấp Đá Chông. Sau này viên tướng để lộ một chi
tiết: Trong không khí ngột ngạt của đêm giao thừa 1951 - 1952,
một tin tức đã đem lại cho tôi một nỗi buồn vô cùng tận: Trung úy
Hăngri Lơcle đã mất tích trong đêm 3/1/1952 ở vùng Ninh Bình
trong một trận đánh mà một tiểu đoàn Việt Minh lao vào tiến công
mãnh liệt tiểu đoàn dã chiến Đông Dương BMI của Hăngri và viên
trung úy đã bỏ mình trên chiến địa.
Một sự trùng hợp: Hai viên trung úy, Bécna Đờlát và Hăngri
Lơcle, đều là con của hai tổng chỉ huy và đều bỏ mạng trên một
chiến trường: phòng tuyến sông Đáy. Tướng Xalăng nhớ lại câu nói
của người cha Philíp Lơcle, Tổng Chỉ huy Pháp đầu tiên - hơn 6
năm trước: Tháng 10/1945, Tướng Lơcle đã nói với tôi ở Sài Gòn:
Để biểu thị lòng tri ân của tôi đối với chế độ (thực dân Pháp), tôi
xin hiến thằng Hăngri nhà tôi cho đội quân viễn chinh thuộc địa.
Sau gần một tuần hoạt động, ngày 31/12, đợt 2 kết thúc. Hôm
sau, trong hội nghị cán bộ chuẩn bị bước vào đợt 3, Chỉ huy trưởng
Võ Nguyên Giáp nhận định rằng nói chung trên chiến trường Bắc
Bộ, chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ tác chiến của đợt 2, cả trên
hướng chính và các chiến trường phối hợp ở trung du, Hữu Ngạn
sông Hồng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Vùng sau lưng địch vẫn
sơ hở mặc dù chúng cố gắng đưa quân về càn quét nhưng cách đối
phó của địch tỏ ra lúng túng và bị động. Chiến tranh du kích bắt
đầu lên, nhưng việc chỉ đạo chưa chặt chẽ, nhất là ở Tả Ngạn -
Liên khu 3. Riêng trên mặt trận chính, Chỉ huy trưởng cho rằng
do địch bị tổn thất nặng, nên kế hoạch chiếm đóng Hoà Bình của
532