Page 69 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 69
Vũ Anh thường tìm cớ đến Sở Chỉ huy của Trương Bội Công để tìm
hiểu tình hình. Vũ Anh nhận ra trong số cán bộ Cao Bằng có một
người là Trần Sơn Hùng (tức Trần Văn Kỳ, tức Hoàng Sâm) đã
từng quen biết hồi hoạt động ở Xiêm và ở Sơn Đầu (Quảng Đông -
Trung Quốc). Qua mấy lần gặp gỡ và bí mật bàn kế hoạch với
Hoàng Sâm, các ông đã đưa được toàn bộ 43 cán bộ Cao Bằng về
Nậm Quang, Tĩnh Tây, một thị trấn ở phía nam Trung Quốc, sát
với biên giới Cao Bằng.
Cũng khoảng thời gian này, đầu tháng 12/1940, ông Nguyễn
cùng với Phạm Văn Đồng và Đặng Văn Cáp, đóng vai nhóm ký giả
Trung Hoa công khai qua hướng Nam Ninh - Điền Đông đã về Tân
Khu, một làng thuộc Tĩnh Tây, ở nhà một cơ sở vốn là một gia đình
nghèo, người Trung Hoa. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc gặp Hoàng Văn
Thụ vừa trong nước sang báo cáo tình hình và xin ý kiến về việc
triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương để kịp thời chỉ đạo
phong trào trong tình hình mới. Hoàng Văn Thụ là người Lạng
Sơn, đã từng hoạt động ở vùng Cao Bằng nên ông đề nghị ông
Nguyễn về nước theo hướng này, vì dọc hành lang Tĩnh Tây - Cao
Bằng cơ sở quần chúng vững vàng. Sau khi cùng Hoàng Văn Thụ
nghiên cứu tình hình mọi mặt của Cao Bằng, ông Nguyễn nhất trí
nhận định rằng Cao Bằng được xây dựng thành căn cứ địa sẽ mở
ra triển vọng lớn cho phong trào cách mạng sắp tới. Không những
Cao Bằng phong trào phát triển sớm, địa hình kín đáo lại sát kề
biên giới, đường liên lạc với bên ngoài qua hướng Tĩnh Tây thuận
lợi, lại tiện đường tiến về phía nam, về trung du và trung châu Bắc
Kỳ qua hướng Bắc Kạn, Thái Nguyên. Ông Nguyễn giao nhiệm vụ
cho Vũ Anh chuẩn bị về Cao Bằng trước để tìm địa điểm và xây
dựng chỗ đứng chân, chuẩn bị đón ông cùng đoàn cán bộ từ Tĩnh
Tây về hoạt động. Ông dặn Vũ Anh bàn thêm với Hoàng Văn Thụ
trước khi đi.
67