Page 70 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 70
Đầu tháng 1/1941, ông Nguyễn từ Tân Khu về Nậm Quang,
cùng Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và
Đặng Văn Cáp bàn kế hoạch mở lớp huấn luyện chính trị cho số
thanh niên Cao Bằng vừa thoát khỏi vòng kiểm soát của Trương
Bội Công.
Hai làng Nậm Quang và Nậm Tấy, ở giữa một vùng dân tộc
Nùng thuộc Tĩnh Tây sát biên giới Việt Nam, được chọn làm nơi
mở lớp huấn luyện. Nhân dân ở đây đã ít nhiều chịu ảnh hưởng
của cách mạng từ thời Hồng quân Trung Hoa còn hoạt động ở
Quảng Tây. Mặc dù bà con rất quý những người cách mạng Việt
Nam nhưng làng bản ở phân tán trên một vùng rừng núi hẻo lánh,
kinh tế nghèo nàn, nên điều lo lắng đầu tiên đối với ông Đặng Văn
Cáp là làm sao tiếp tế đủ lương thực cho chừng năm chục con
người suốt khoá huấn luyện mấy tuần lễ. Mọi người, kể cả ông
Nguyễn, đều góp công sức với “quản lý” Đặng Văn Cáp, từ việc đi
lấy gạo, ngô do bà con địa phương ủng hộ về giã đến việc lên rừng
kiếm củi. Một việc khác vô cùng quan trọng là xây dựng chương
trình và biên soạn tài liệu huấn luyện. Mục đích của lớp huấn
luyện là bồi dưỡng cho số cán bộ Cao Bằng nắm được tình hình và
nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam, bồi dưỡng cho anh em
phương pháp xây dựng và lãnh đạo các đoàn thể quần chúng trong
Mặt trận Việt Minh và phương thức hoạt động cho phù hợp với
tình hình mới. Dưới sự hướng dẫn kiên nhẫn, chu đáo từng bước
của ông Nguyễn, các ông Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ
Nguyên Giáp phân công biên soạn từng nội dung đề mục huấn
luyện. Chương trình huấn luyện do ông Nguyễn đề ra gồm bốn
phần chính, thực chất cũng là nội dung chuẩn bị cho việc thành
lập Mặt trận dân tộc thống nhất sau này:
1. Tình hình thế giới và trong nước.
2. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại:
đánh đuổi đế quốc phátxít Nhật - Pháp, giành độc lập tự do.
68