Page 690 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 690
Điện Biên Phủ, mặc dầu ta không phán đoán được cụ thể về địa
điểm và thời gian, nhưng cũng nằm trong phạm vi phán đoán
trước của ta là: nếu Tây Bắc bị uy hiếp, địch sẽ tăng viện lên
hướng đó. Như vậy là trước sự uy hiếp của ta, địch đã phải bị động
đối phó, phải phân tán một bộ phận lực lượng cơ động lên Điện
Biên Phủ để yểm hộ cho Tây Bắc, để che chở cho Thượng Lào và để
phá kế hoạch tiến công của ta. Rồi đây, chúng có thể vừa giữ Điện
Biên Phủ vừa giữ Lai Châu, một nơi chính, một nơi phụ, có thể lấy
Điện Biên làm chính. Nếu bị ta uy hiếp, chúng có thể co về một
nơi, khả năng co về Điện Biên nhiều hơn. Nếu bị ta uy hiếp mạnh
hơn, chúng có thể tăng viện nhiều và biến thành một tập đoàn cứ
điểm (trong trường hợp này chúng có thể lấy Điện Biên làm nơi
thiết lập trận địa) nhưng chúng cũng có thể rút.
Vô luận rồi đây địch tình thay đổi thế nào, địch nhảy dù
xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta. Nó bộc lộ mâu
thuẫn của địch giữa chiếm đóng đất đai với tập trung lực lượng,
giữa chiếm đóng chiến trường rừng núi với củng cố chiến trường
đồng bằng.
Ngày 25/11, Tổng Tư lệnh thông qua và ký bản chỉ thị gửi các
liên khu, nhan đề Tích cực chuẩn bị sẵn sàng đánh địch bảo vệ
vùng tự do. Bản chỉ thị nhắc lại âm mưu của địch tập trung trên
40 tiểu đoàn cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ và dự kiến: Trường hợp
chủ lực ta hoạt động ở một hướng, ngoài việc tập trung một bộ
phận cơ động để đối phó với ta ở hướng chính, địch còn có khả năng
tập trung từ 15 đến 18 tiểu đoàn, có binh chủng phối hợp, thọc sâu
ra vùng tự do ở một hướng ta sơ hở, nhằm mục đích trực tiếp phá
hoại kế hoạch chiến dịch, phá hoại nhân, vật lực, hoặc phá hoại
cuộc vận động quần chúng của ta. Bản chỉ thị hướng dẫn công tác
chuẩn bị và phương hướng hoạt động của cả bộ đội chủ lực và lực
lượng vũ trang địa phương, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc
vùng tự do.
688