Page 123 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 123
trong tư duy và hành động nhằm giải nguy trước những khúc quanh
của lịch sử.
Cuối năm 1959, giữa lúc Ngô Đình Diệm điên cuồng “tố cộng,
diệt cộng”, ban hành “Luật 10/59” dìm cách mạng miền Nam trong
biển máu, đồng chí Sáu Dân đang là Xứ ủy viên, Phó Bí thư Liên
Tỉnh ủy miền Tây, được Xứ ủy điều động về làm Bí thư Khu ủy Sài
Gòn - Chợ Lớn trong lúc Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và Gia Định
chịu đựng nhiều tổn thất nặng nề, đang gặp vô vàn khó khăn tưởng
chừng như bế tắc .
1
Trong thời điểm này, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của
Trung ương ra đời như một làn gió mới thổi đến đang khơi dậy
những tiềm năng cách mạng. Trước tình thế đó, đồng chí Sáu Dân
đã khẩn trương móc nối với số đảng viên còn lại, tiến hành ráo riết
công tác giáo dục chính trị tư tưởng, sắp xếp tổ chức; đào tạo gấp
những cán bộ cốt cán để gây dựng lại cơ sở cách mạng. Đồng thời,
đồng chí kiến nghị với Xứ ủy và được Xứ ủy đồng ý sáp nhập Đảng
bộ Khu Sài Gòn - Chợ Lớn và Đảng bộ Gia Định thành Đảng bộ
Khu Sài Gòn - Gia Định (mật danh T4). Kể từ đây, tên tuổi của
đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt gắn liền với Đảng bộ và nhân dân
Sài Gòn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi hợp nhất, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Bí thư
Xứ ủy Nam Bộ Nguyễn Văn Linh, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định họp
hội nghị (mở rộng) để sắp xếp tổ chức, ra Nghị quyết về nhiệm vụ
1. Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn chỉ còn 1 đồng chí, toàn Đảng bộ chỉ còn
khoảng 100 đảng viên và phần lớn phải hoạt động đơn tuyến. Tỉnh Gia
Định chỉ còn 1 chi bộ ở Tân Phú Trung; Gò Vấp từ 1.000 đảng viên chỉ còn
3 đồng chí (nhiều đồng chí bị địch bắt, bị giết hoặc điều lắng); đồng chí
Nguyễn Trọng Tuyển, Bí thư Tỉnh ủy Gia Định bị địch sát hại. Xem Lịch
sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh 1930-1975, Hà Nội, 2010.
121