Page 128 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 128
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Khu
trọng điểm, đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt với tư cách người đứng
đầu Bộ Tư lệnh Tiền phương II (Nam Sài Gòn) đã cùng Đảng ủy
Khu trọng điểm và Bộ Tư lệnh Tiền phương lãnh đạo, chỉ huy đánh
vào những mục tiêu chiến lược hàng đầu của địch, góp phần đánh
bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang
chiến tranh và đàm phán với ta ở Paris.
Tháng 8/1968, Trung ương Cục quyết định thành lập lại Thành
ủy Sài Gòn - Gia Định và cử đồng chí Sáu Dân tiếp tục làm Bí thư
Thành ủy. Từ sau đợt II Tết Mậu Thân đến đầu năm 1970, Đảng
bộ Sài Gòn - Gia Định bị tổn thất và gặp rất nhiều khó khăn. Đồng
chí Bí thư Thành ủy Sáu Dân thêm một lần nữa phải đương đầu với
những khó khăn thử thách mới. Thành ủy Sài Gòn - Gia Định (mật
danh là Bình Giã) sau 3 lần hội nghị và ra các nghị quyết Bình Giã I,
Bình Giã II, Bình Giã III, Hội nghị Bình Giã IV (tháng 5/1970) đã
kiểm điểm tình hình từ tháng 8 năm 1969 đến tháng 5/1970 và đề
ra nhiệm vụ chính trị chung là: duy trì và đẩy mạnh thế tiến công
địch, ra sức xây dựng về mọi mặt, bảo đảm giành thắng lợi vững
chắc trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa ta và địch ở đô thị, đồng thời
sẵn sàng khai thác mọi thời cơ đột biến, góp phần đánh bại âm mưu
“Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.
Đầu tháng 1/1971, đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt được Trung
ương Cục điều động về làm Bí thư Khu ủy Tây Nam Bộ. Sau 2 năm
rưỡi làm Bí thư Khu ủy Tây Nam Bộ, đồng chí được điều động về
làm Thường trực Trung ương Cục.
Ngày 8/4/1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia
Định được thành lập, sau đó được vinh dự mang tên Chiến dịch
Hồ Chí Minh gồm 12 đồng chí, trong đó có đồng chí Võ Văn Kiệt,
Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên
Thường vụ Trung ương Cục được phân công phụ trách công tác tiếp
quản sau giải phóng.
126