Page 170 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 170
bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao
động Việt Nam.
Năm 1961, Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương
Cục miền Nam (thay cho Xứ ủy), đồng chí Võ Văn Kiệt là Ủy viên
Trung ương Cục, Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định đến cuối năm
1970. Trong thời gian này đồng chí có nhiều đóng góp trong xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt là xây dựng lực lượng
biệt động đánh địch ở thành phố. Kể về hoạt động xây dựng lực
lượng biệt động thành, đồng chí thân mật nói: Kháng chiến là đánh
giặc ngoại xâm, trong đó điều chủ chốt là phải xây dựng được lực
lượng vũ trang có tổ chức, có kỷ luật, tinh nhuệ; dám đánh và quyết
thắng đội quân nhà nghề được trang bị hơn mình gấp bội. Xây dựng
lực lượng vũ trang ở nông thôn đã khó, xây dựng lực lượng vũ trang
trong thành phố, trong lòng địch càng khó hơn. Tôi được Đảng phân
công về phụ trách khu Sài Gòn - Chợ Lớn vào thời điểm mà Khu ủy
bị tổn thất nặng, đồng chí Trần Quốc Thảo, Bí thư Khu ủy bị giặc
sát hại. Những năm đầu Ngô Đình Diệm thống trị miền Nam, việc
hoạt động trong lòng địch rất khó khăn. Làm cách nào để có được
những đội vũ trang, không những tiêu diệt được sinh lực địch mà
còn hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phát triển và
khi có thời cơ, giáng một quả đấm quyết định vào đầu não kẻ thù.
Đó là vấn đề tôi suy nghĩ mãi. Năm 1959, ở nông thôn Nam Bộ đã có
một số cuộc khởi nghĩa từng phần. Tôi nhận thấy phương thức đồng
khởi kết hợp chính trị, vũ trang ở nông thôn có mặt không giống
với vùng đô thị. Vũ trang ở đô thị không phải chỉ là chuyện “đánh
đấm”, mà muốn đánh một trận có hiệu quả ở đô thị thì phải chuẩn
bị nhiều năm, với nhiều lực lượng phối hợp; đặc biệt, phải dựa vào
thế hợp pháp của người dân, dựa vào các khu xóm lao động để cất
giấu vũ khí, phát huy khả năng của chiến sĩ biệt động. Đánh một
đòn hiểm ở đô thị thì ảnh hưởng chính trị rất lớn. Thế nhưng nếu
168