Page 171 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 171
địa bàn bị chia cắt, nội đô bị đơn độc trong chiến đấu thì phong trào
khó lên. Nông thôn là nơi cách mạng có cơ sở vững chắc. Có thể liên
hoàn giữa nông thôn và đô thị nếu ta phối hợp nhuần nhuyễn được
ba vùng chiến lược: nông thôn, rừng núi, đô thị. Từ suy nghĩ đó, tôi
đã đề nghị và được cấp trên chấp thuận, sáp nhập tỉnh Gia Định vào
thành phố Sài Gòn, thành khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định (sau
này nói gọn là đặc khu Sài Gòn - Gia Định), hình thành ba địa bàn
nối liền nhau: nội đô, vùng ven đô và nông thôn ngoại thành.
Sau đó vài năm, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định đã xây dựng được
8 tiểu đoàn biệt động, tiến công địch trong nội đô. Những trận đánh
nổi tiếng của lực lượng biệt động ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất
diệt nhiều phi công Mỹ (1/1964), đánh chìm chiến hạm Card trọng
tải 15.000 tấn trên sông Sài Gòn (1/5/1964), đánh sập khách sạn
Brink, nơi trú ngụ của 200 sĩ quan Mỹ, đánh tòa Đại sứ Mỹ làm Phó
Đại sứ Mỹ bị thương (đầu năm 1965)... là những đòn giáng thẳng
vào quân Mỹ khi chúng đang ráo riết đưa quân ào ạt vào miền Nam
Việt Nam.
Nhờ chỉ đạo sắc sảo của đồng chí Võ Văn Kiệt trong phong trào
đô thị, lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định không ngừng phát
triển. Từ tiến công địch lẻ tẻ, đơn tuyến, quy mô nhỏ, đã tiến lên
trình độ đánh những trận lớn có tiếng vang trong và ngoài nước.
Đặc biệt, trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, lực lượng biệt động
Sài Gòn - Gia Định đột phá các điểm hiểm yếu của địch, trong đó có
dinh Độc Lập và tòa Đại sứ Mỹ, gây chấn động lớn, làm cho giới cầm
quyền hiếu chiến Mỹ không thể tiếp tục cuộc chiến tranh cục bộ mà
phải tìm một phương sách khác trong thế thua. Đó là sự quyện chặt
của hai mặt trận quân sự và chính trị trong hoạt động chiến đấu của
lực lượng vũ trang nhân dân ta.
Năm 1970, Trung ương Cục quyết định điều động đồng chí
Võ Văn Kiệt về Tây Nam Bộ làm Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy
169