Page 192 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 192

Đó là tâm huyết, tình cảm sâu đậm của lớp tiền bối cách mạng từ

            Nam Kỳ khởi nghĩa đến Nam Bộ kháng chiến, từ mùa Thu rồi đến
            Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử thống nhất non sông.
                Ngày nay, thực hiện sự nghiệp đổi mới của đất nước, các tỉnh,

            thành miền Đông tiếp tục giữ vững truyền thống vẻ vang trong
            công tác quản lý, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
            quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, hợp tác quốc
            tế . Tuy nhiên chúng ta không được chủ quan. Đồng chí Sáu Dân
              1
            tâm sự, những khó khăn do chế độ cũ để lại khó, nhưng chỉ vài

            năm là giải quyết được, nhưng những vướng mắc do các chính sách
            mới gây ra thì phải mất nhiều năm mò mẫm bó tay . Về mặt khách
                                                                2
            quan lẫn chủ quan, trong hướng phát triển chung của đất nước,
            miền Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi và tiềm năng phát triển so

            với một số vùng trong cả nước, đặc biệt là không gian phát triển
            của khu vực đối với vùng Đông Nam Á và một số trung tâm quốc
            tế ở khu vực. Chính phủ và các bộ ngành Trung ương cần quan
            tâm để vùng Đông Nam Bộ thực sự là đầu tàu, động lực phát triển
            đồng bộ, bền vững, tạo bước đột phá đi trước để thúc đẩy hỗ trợ

            nhau phát triển. Phải quan tâm đến các vùng, địa phương còn khó
            khăn nhưng phải tập trung cho vùng chiến lược đi trước, rút kinh
            nghiệm để bổ sung chủ trương, chính sách, pháp luật trong thời kỳ
            mở cửa, hội nhập quốc tế.



                1. Theo Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì cả nước có:
                -  6  vùng  kinh  tế  xã  hội,  trong  đó  vùng  Đông  Nam  Bộ  gồm  6  tỉnh:
            Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng
            Tàu, Bình Phước.
                - 3 vùng kinh tế trọng điểm, trong đó vùng kinh tế trọng điểm phía
            Nam gồm 8 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,
            Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.
                2. Nhiều tác giả: Ông Sáu Dân trong lòng dân, Nxb. Tri thức, Hà Nội,
            2008.

            190
   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197