Page 188 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 188
Miền Đông của cả nước, đi trước vì cả nước
Trước tình hình khan hiếm năng lượng, từ năm 1978, đồng chí
Võ Văn Kiệt đã vận động Liên Xô viện trợ một phần không hoàn lại
cho công trình ngoài kế hoạch nhà nước: “Dự án thủy điện Trị An”
huy động sức dân khởi công vào tháng 9/1985 đến tháng 9/1989,
4 tổ máy lần lượt vận hành, một kỷ lục về thời gian thi công và sự
đóng góp, nỗ lực của nhân dân. Nhà máy thủy điện Trị An đã cung
cấp sản lượng điện rất quan trọng cho Thành phố Hồ Chí Minh và
nhiều khu vực Đông, Tây Nam Bộ, đặt nền móng cho sự phát triển
ngành điện cả nước những năm sau. Kế tiếp là các dự án dầu khí
ở thềm lục địa phía Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu). Mô hình khu công
nghiệp, khu chế xuất (Thành phố Hồ Chí Minh), công trình thủy
lợi Dầu Tiếng dẫn nước Kênh Đông tưới tiêu cho hàng chục ngàn
hécta đất ở Tây Ninh, Bắc Sài Gòn,... đã tạo điều kiện cho miền
Đông đi trước, vươn lên trong thời kỳ xây dựng và phát triển còn
nhiều khó khăn.
Phát huy truyền thống, động lực phát triển của miền Đông
Cuối mùa mưa, đầu mùa khô năm 2001, cả nước vừa trải qua
một năm tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
(2000-2010). Lần đầu tiên, Đồng Nai cùng các tỉnh thành miền
Đông long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm chiến đấu và xây dựng
căn cứ địa Chiến khu Đ anh hùng tại ngã ba Bà Hào thuộc Lâm
1
trường Mã Đà - nay là trụ sở khu Trung tâm sinh thái, văn hóa, lịch
sử Chiến khu Đ .
2
1. Là nơi đặt căn cứ lần thứ 3 của Khu ủy miền Đông T1 (mật danh
Khu ủy sông Thao năm 1972 cho tới ngày miền Nam giải phóng).
2. Đồng chí Võ Văn Kiệt đặt tên cho khu trung tâm này, nhấn mạnh
khi đất nước hòa bình xây dựng Chiến khu Đ trở thành Trung tâm sinh
thái, văn hóa, lịch sử của miền Đông và đất nước.
186