Page 206 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 206
cương vị nào, đồng chí cũng tỏ rõ tinh thần kiên trung cách mạng, tỏ
rõ bản lĩnh, trí tuệ và sáng tạo, trên hết là tấm gương suốt đời phục
vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, vì sự nghiệp cách mạng sẵn sàng hy
sinh tranh đấu đến hơi thở cuối cùng.
Với quê hương, làng xóm, tình cảm của người con Phan Văn Hòa
thật ân tình, sâu nặng. Tuổi thơ của Phan Văn Hòa trên quê hương
Trung Hiệp - Vũng Liêm - Vĩnh Long không êm ả. Dưới ách thống
trị, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, cậu bé Phan Văn Hòa
đã phải chịu nhiều cơ cực lầm than của người dân nô lệ. Tuy vậy,
hình ảnh của những dòng kênh êm ả, lứa bạn bè thuở chăn trâu hồn
nhiên, mộc mạc... luôn hiện hữu trong suy nghĩ tình cảm của người
con xa quê đi hoạt động cách mạng. Chính từ tình yêu quê hương,
tình yêu đồng chí, đồng bào bị kẻ thù giết hại, đồng chí càng quyết
tâm phấn đấu, hoạt động, góp phần giải phóng quê hương.
Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, dù thời gian vô cùng bận rộn
vì phải gánh vác những trọng trách của Đảng và Nhà nước, đồng chí
Võ Văn Kiệt vẫn nhiều lần về thăm quê Trung Hiệp, thăm hỏi bà
con xóm làng, động viên cán bộ, đảng viên và các đồng chí lão thành
cách mạng. Mong muốn của đồng chí là đảng bộ các cấp xã, huyện
và tỉnh Vĩnh Long tìm tòi sáng tạo, lãnh đạo nhân dân làm kinh tế
giỏi, để quê hương nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo.
Đồng chí Võ Văn Kiệt là hiện thân tiêu biểu của lớp các chiến sĩ
cách mạng hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp của Đảng và của dân
tộc. Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, dù ở bất cứ cương
vị nào, đồng chí cũng dốc lòng, dốc sức, tìm tòi sáng tạo, hoàn thành
trọng trách trước Đảng, trước nhân dân. Suốt đời đồng chí Võ Văn
Kiệt chỉ có một tâm niệm phục vụ nhân dân tốt hơn nữa, phục vụ
Tổ quốc nhiều hơn nữa. Nếp sống trong sáng, luôn đặt lợi ích của
Đảng, của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân; ghét thói phô trương,
hình thức; thái độ chân thành, tình nghĩa, cần kiệm, giản dị, đồng
cam, cộng khổ với đồng chí, đồng bào; đồng chí đã chinh phục được
tình cảm, niềm tin của nhân dân, từ các nhà trí thức đến các doanh
204