Page 210 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 210
Khi làm Thủ tướng, ông Kiệt đã đi nhiều nước để thúc đẩy đầu
tư và thiết lập những mối quan hệ ngoại giao và thương mại mới. Tờ
Telegraph cũng điểm lại quá trình tham gia cách mạng của ông Võ
Văn Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ như một trong
những nhà cách mạng kỳ cựu của Việt Nam.
Dẫn lời chia buồn gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Thủ
tướng Xingapo Lý Hiển Long, theo đó, Thủ tướng Xingapo mô tả
ông Võ Văn Kiệt là một người bạn lâu năm của Xingapo, đã giúp đặt
nền tảng quan hệ hai nước. “Dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam
đã mở cửa với thế giới, từng bước tự do hóa thương mại và đầu tư,
tạo ra những tiến bộ vượt bậc”. Kênh tin của Xingapo cũng dẫn thư
gửi riêng cho bà quả phụ Võ Văn Kiệt, Bộ trưởng cao cấp Goh Chok
Tong đánh giá cao vai trò của ông Kiệt trong việc đưa Việt Nam gia
nhập ASEAN, trong khi Bộ trưởng - Cố vấn Lý Quang Diệu coi ông
Kiệt là một nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng đã đưa đất nước Việt
Nam đi qua một giai đoạn chuyển đổi lớn.
The New York Times viết: Ông Kiệt được xem là kiến trúc sư
trưởng của đổi mới, cải cách thị trường trong cuối những năm 1980,
đầu những năm 1990 thay thế cho nền kinh tế kế hoạch theo mô
hình Liên Xô trước đây. Ông giữ vai trò Thủ tướng Việt Nam từ
năm 1991 đến năm 1997. Sau đó, ông vẫn tiếp tục là nhà bình luận
mang tính cải cách của Việt Nam, thúc đẩy tự do báo chí và đối
thoại với người bất đồng chính kiến. Trên tư cách Thủ tướng, ông đã
giới thiệu trước thế giới một diện mạo mới của Việt Nam, công du
khắp châu Á và châu Âu để thu hút đầu tư và thiết lập mối quan
hệ mới với các nước trên thế giới trên tư cách một quốc gia nổi lên
sau những năm cô lập. Với sự theo dõi của ông, năm 1994, Mỹ đã
dỡ bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam và tái thiết quan hệ
ngoại giao vào một năm sau đó. Ông cũng đã thành công trong thúc
đẩy quan hệ tốt hơn với các nước châu Á khác, phát triển quan hệ
208