Page 228 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 228
cao ốc của một thành phố vốn xưa kia nổi tiếng là “Hòn ngọc Viễn
Đông”. Trong tình hình ấy, bỗng xuất hiện những tia sáng từ thực
tiễn: Thành phố Hồ Chí Minh đã đi đầu trong cả nước tháo gỡ cơ
chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, xuất phát từ tâm huyết
của Đảng bộ mà đồng chí Võ Văn Kiệt là người tiêu biểu đột phá.
Không sao quên được những ngày chú Sáu Dân kéo các ban, ngành
đi xuống xí nghiệp để chỉ đạo cơ sở “tháo gỡ” bế tắc. Chú hỏi han từ
giám đốc, chuyên viên cho đến những công nhân đứng máy để tìm
ra căn nguyên đình trệ sản xuất. Những nguyên nhân được nhắc đi
nhắc lại nhiều lần từ xí nghiệp này sang xí nghiệp khác, từ giám
đốc đến các cán bộ quản lý ngành cấp trên vẫn không làm đồng chí
thôi tìm tòi phát hiện. Và một lần tôi thấy chú nói chuyện khá lâu
với mấy chị công nhân đang bưng gô (lon nhôm) cơm ăn vội giữa ca.
Nguyên nhân có lẽ ở đây chăng: người công nhân ăn không đủ no
làm sao có năng suất lao động cao, làm sao có sản phẩm thặng dư?...
Rồi còn gia đình, con cái, cha mẹ già yếu của họ... Chú Sáu Dân
tìm nguyên nhân kinh tế từ người lao động và quyết khắc phục khó
khăn bắt đầu từ người lao động. Và như thế, kế hoạch B, kế hoạch
C của xí nghiệp được bật đèn xanh không phân biệt xí nghiệp trung
ương hay địa phương. Không lâu sau đó kế hoạch B, C đã trở thành
phong trào quần chúng, tạo ra sinh khí mới cho các ngành công
nghiệp và cả nền kinh tế.
Thật sung sướng khi những cuộc họp của Thành ủy cũng mang
sức sống từ phong trào, sôi nổi thảo luận, bàn bạc nhiều biện pháp
triển khai vận dụng cho các ngành, các địa phương, cơ sở tùy theo
đặc điểm tình hình từng nơi. Tuy vậy, cũng có người băn khoăn vì dư
luận thành phố “xé rào”, “bung ra”. Thành ủy tranh thủ ngày đêm
làm việc với Bộ Chính trị, thậm chí với từng đồng chí Trung ương
có ý kiến liên quan để xin làm thí điểm, thử nghiệm..., thành phố
vươn lên, thoát dần ra khỏi khủng hoảng, kéo theo các tỉnh, thành
khác... Đến khi đồng chí Võ Văn Kiệt được điều động về Trung ương
226