Page 233 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 233
đạt trình độ sản xuất nông sản hàng hóa, nhất là lúa và cá tôm, từ
rất lâu đời, nhưng Bạc Liêu vẫn là một tỉnh nghèo... nguyên nhân
chủ yếu là do nông sản tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi sống...! Do
đó nhiệm vụ của công nghiệp hóa phải hướng vào phục vụ sản xuất
nông nghiệp, phục vụ đánh bắt thủy sản... mà quan trọng nhất,
quyết định nhất là từng bước trang bị kỹ thuật để cho nông nghiệp,
ngư nghiệp đạt tới trình độ năng suất lao động cao hơn; cần chú ý
phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm và các ngành công nghiệp chế biến khác mà
Bạc Liêu có thế mạnh về nguyên liệu để phục vụ cho tiêu dùng và
xuất khẩu...”. Đồng chí đặc biệt nhấn mạnh vấn đề phát triển thị
trường. Đồng chí cho rằng đây là vấn đề vô cùng quan trọng, nhưng
ít được bàn tới khi nói về công nghiệp hóa...
Những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Kiệt về mục tiêu và
bước đi công nghiệp hóa của tỉnh từ những năm 80 của thế kỷ XX,
đến nay vẫn là phương hướng phát triển chủ yếu của tỉnh về quá
trình công nghiệp hóa.
Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu cũng không quên quyết định
“hai số chín” của đồng chí (Quyết định số 99/TTg ngày 9/2/1996
“Về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 đối với việc
phát triển thủy lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng đồng
bằng sông Cửu Long”). Bởi vì, khi triển khai Quyết định số 99/TTg
của Thủ tướng Chính phủ, gần như báo cáo viên nào cũng nhắc
lại lời của đồng chí: “Đồng bằng sông Cửu Long đi lên bằng cái gì,
công nghiệp hóa bằng cái gì, thoát khỏi đói nghèo bằng cái gì... nếu
không phải là cơ sở hạ tầng, là thủy lợi, giao thông - đây là vấn
đề rất cơ bản để giải quyết hàng loạt vấn đề khác... Nếu chúng ta
không lựa chọn phương án khó khăn này thì đồng bằng sông Cửu
Long sẽ tụt hậu xa, chẳng những sẽ là nguy cơ đối với đồng bào
vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn là nguy cơ đến nhịp độ
phát triển của đất nước”.
231