Page 239 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 239
Năm 1952, sau khi cùng đồng chí Ung Văn Khiêm đi dự Đại hội II
của Đảng ở Chiến khu Việt Bắc trở về, được phân công làm Phó Bí
thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu (lúc đó, một phần của Kiên Giang
thuộc Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ), đồng chí Võ Văn Kiệt cùng
Đảng bộ tập trung chỉ đạo củng cố xây dựng vùng giải phóng, mạnh
dạn giao cấp đất cho nông dân, đẩy mạnh sản xuất và phong trào
đời sống mới trong vùng giải phóng tạo ra sinh khí mới trong vùng
tự do. Lực lượng kháng chiến cũng được chỉ đạo xây dựng, phát triển
đồng bộ cả chính trị, quân sự, đoàn thể quần chúng, tạo ra một thế
mới, lực mới của miền Tây cũng như tỉnh Rạch Giá cho đến ngày có
Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
Một câu chuyện vẫn còn nguyên giá trị là trong quá trình làm
Phó Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, khi được cấp trên đề nghị đồng chí
thay bí thư hiện tại để đảm nhiệm chức Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Võ
Văn Kiệt đã thẳng thừng từ chối, nói thà xin nhận kỷ luật vì tự thấy
mình chưa bằng đồng chí đó về năng lực. Đó là một nhận thức, một
hành động đầy nghĩa khí và tự trọng hiếm có.
Trong thời gian Hiệp định Giơnevơ có hiệu lực, thực hiện việc
tập kết quân, trong vùng tập kết 200 ngày ở Chắc Băng (thuộc
huyện Vĩnh Thuận) và Cán Gáo (thuộc huyện An Minh) tỉnh Kiên
Giang hiện nay, các hoạt động sản xuất cũng như các phong trào xây
dựng đời sống mới được đẩy mạnh, có sức thu hút cả nhân dân các
đô thị, đã tạo một ấn tượng, ký ức tốt đẹp cho quần chúng về chính
quyền kháng chiến và bộ đội Cụ Hồ, được nhân dân trong vùng nhắc
mãi về sau.
Sau khi Hiệp định Pari được ký kết và có hiệu lực, từ tháng
1/1973, với cương vị Bí thư Khu ủy Khu 9 (khu Tây Nam Bộ), đồng
chí Võ Văn Kiệt cùng Ban Thường vụ Khu ủy Khu 9 đã nắm chắc
tình hình địch, giữ tư tưởng bạo lực cách mạng và tinh thần tiến
công, vận dụng sáng tạo Chỉ thị số 01/CT của Trung ương Cục,
237