Page 243 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 243
lao động chân chính. Phong trào đã sản sinh ra nhiều cán bộ trẻ ưu
tú trưởng thành sau này.
Giới trí thức được đồng chí Võ Văn Kiệt đặc biệt quan tâm trong
công việc và cả trong cuộc sống đời thường. Đồng chí luôn tìm cách
đưa khoa học vào cuộc sống, đưa đội ngũ trí thức tham gia giải quyết
những vấn đề thực tế của đời sống xã hội. Những năm 80, 90 của
thế kỷ XX không thể quên tấm lòng và phong cách Võ Văn Kiệt, khi
đồng chí trực tiếp vào tận trại tạm giam những người vượt biên để
bảo lãnh một số trí thức ra ngoài làm việc. Chú Sáu Dân luôn có
cách tiếp xúc trực tiếp, gặp gỡ trực tiếp đối với anh chị em trí thức,
kể cả những trí thức ở Sài Gòn trước ngày giải phóng, đặt ra những
vấn đề bức xúc trong cuộc sống, động viên anh chị em tham gia,
khuyến khích tranh luận để tìm ra chân lý. Rất nhiều người từng là
trí thức đầu đàn dưới chế độ cũ như tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, cựu
thống đốc ngân hàng chế độ Sài Gòn trước năm 1975, kiến trúc sư
Ngô Viết Thụ, tiến sĩ Trần Kim Thạch, giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn,
Bùi Thị Lạng, Hồ Sĩ Thoảng... kể cả vợ chồng nhà khoa học nổi tiếng
Hoàng Xuân Hãn đang ở Pháp đều có những kỷ niệm sâu sắc với
chú Sáu Dân qua những lần tiếp xúc, thăm hỏi, làm việc, thể hiện
sự tôn trọng và quan tâm sâu sắc, tác phong bình dị, thái độ cởi mở,
chân tình. Chính vì thế, đội ngũ trí thức đã cùng chú Sáu Dân dấn
thân đến với những công trình làm thay đổi bộ mặt đất nước như
thủy điện Trị An, đường dây tải điện 500kV Bắc - Nam, Nhà máy
lọc dầu Dung Quất hay Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ...
Với đội ngũ văn nghệ sĩ, sự gần gũi, sâu sát, chân tình của chú
Sáu trong những dịp tiếp xúc, giải quyết nhiều vụ việc cụ thể khá
bức xúc của giới, làm đọng lại trong anh chị em nghệ sĩ một tình cảm
quý mến chân thành. Nhiều anh chị em bày tỏ tình cảm: “Chú Sáu
Dân trọng trách to lớn là vậy, công việc căng kéo là vậy, nhưng vẫn
không quên anh chị em. Lãnh đạo mà không xa cách. Trân trọng mà
vẫn mộc mạc, bình dị, cởi mở, chân tình. Đồng chí đã có những nhận
241