Page 273 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 273
không thể để các trung đoàn chủ lực ăn mặc như thế. Ban Thường
vụ Khu ủy chấp nhận ý kiến anh. Khi các trung đoàn chủ lực được
trang bị chính quy, chỉnh tề, quân phong, quân kỷ được tăng cường
rõ rệt.
Vấn đề thứ ba là đối với anh chị em làm công tác báo chí, văn
nghệ, đối với các đoàn văn công.
Sau Tết Mậu Thân 1968, địch ra sức bình định lấn chiếm, vùng
giải phóng khu Tây Nam Bộ bị thu hẹp, kinh phí cho các ngành hết
sức khó khăn. Thường vụ Khu ủy Tây Nam Bộ có chủ trương “xếp
gọn” các đoàn văn công lại. Đời sống vật chất đã kham khổ, đời sống
tinh thần lúc bấy giờ lại thiếu thốn. Qua thời gian nghiên cứu tình
hình T3, đồng chí Võ Văn Kiệt lại đặt vấn đề khôi phục đoàn văn
công khu và các đoàn văn công các tỉnh.
Chấp nhận ý kiến của anh, Thường vụ Khu ủy và Ban Tuyên
huấn khu cho dựng lại các đoàn văn công, mua sắm phông, màn,
trang thiết bị, máy móc. Một số vở diễn cải lương, kịch nói, ca múa
nhạc được dàn dựng. Đồng chí Võ Văn Kiệt đến trực tiếp đóng góp
ý kiến cho một số đoàn. Các đoàn lại bung ra đi phục vụ đồng bào
và các đơn vị vũ trang trong khu. Có lần văn công khu diễn ở rừng
đước, anh em chỉ dựng được một sâu khấu, chung quanh là nước và
bãi sinh lầy. Đồng bào, bộ đội bơi xuồng tới ngồi xem. Có người đứng
dưới bùn, nước ngập tới đầu gối mà vẫn xem đến khuya.
Anh hỏi các đồng chí trong Khu ủy: “Liệu chúng ta tập hợp dân
để nghe nói một vấn đề quan trọng nào đó, họ có chịu khó đến nghe
đông như vậy không?”.
Có một kỷ niệm khó quên. Khi ấy Thường vụ Khu ủy dời về
rừng đước Năm Căn. Anh Tám Thuận cho mời một số anh em cán bộ
báo chí, văn nghệ đến chơi. Tôi, anh Út Triều, Nguyễn Bá, Lê Chí,
Nguyễn Linh vào tận nơi anh làm việc. Buổi sáng hôm ấy anh dành
trọn thời gian tiếp chúng tôi. Anh khích lệ chúng tôi sáng tác. Anh
nói: Những bài báo hay, những tác phẩm văn nghệ cách mạng hay
271