Page 31 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 31
miền Trung và miền Nam đang thiếu điện. Tôi nhắc và bàn với anh
Kiệt tập trung sức xây dựng đường dây 500kV đã có trong tổng sơ đồ
mạng lưới điện quốc gia, thì anh là người đứng ra tổ chức triển khai
và quyết tâm làm, mặc dù lúc đó vẫn có nhiều ý kiến khác nhau.
Anh dám chịu trách nhiệm trước công việc mới mẻ này.
- Vấn đề khai thác vùng Đồng Tháp Mười cũng thể hiện ở chỗ
anh là người đã từng lăn lộn với thực tế, thấu hiểu được lòng dân.
Khi đã thấy đây là vấn đề hữu ích là anh dám làm và làm một cách
quyết liệt.
Trong sinh hoạt Chính phủ hay sinh hoạt Bộ Chính trị, anh là
người thẳng thắn, dám đấu tranh phê bình và dám tự phê bình.
Thời kỳ sau Đại hội VI trở đi là thời kỳ triển khai công cuộc đổi
mới rất mạnh, mà trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Có một việc lớn ở
thời kỳ này là chống lạm phát. Ta đang đứng trước một thực trạng
rất khó khăn là kinh tế kiệt quệ, cung không đủ cầu, tiền nhiều,
hàng ít, lạm phát đến 774%, khủng hoảng nghiêm trọng, cũng là
lúc Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, cắt hoàn toàn viện trợ, với
Trung Quốc thì chưa bình thường hóa, Mỹ thì bao vây cấm vận!
Bây giờ giải quyết thế nào? Lúc đó có nhiều ý kiến. IMF họ nói
phải có ba tỷ đôla mới giải quyết được lạm phát. Ba tỷ đôla lúc bấy
giờ lấy đâu ra! Lúc đó tôi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, anh Kiệt
là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách kế hoạch. Tôi có bàn
với anh Kiệt về biện pháp chống lạm phát và anh Kiệt cũng đồng ý
với tôi chỉ có biện pháp duy nhất là phát huy nội lực, dựa vào dân,
động viên nhân dân bằng lợi ích để tạo ra những tiềm năng mới và
đó cũng là tư tưởng của Bác Hồ: “Dễ mười lần không dân cũng chịu,
khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Chúng tôi đặt ra mấy vấn đề và
báo cáo Bộ Chính trị:
Trước hết là, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm. Về nông
nghiệp, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế khoán hộ. Thế là sản xuất
bung ra, ta giải quyết được căn bản vấn đề lương thực.
29