Page 32 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 32
Hai là, khai thác mọi nguồn hàng trong nước và ngoài nước. Lúc
bấy giờ ai ra nước ngoài thì khuyến khích mang hàng về. Nhà nước
không đánh thuế. Vì thế chỉ trong một thời gian ngắn dân mình
mang hàng về rất nhiều. Sau một năm tình hình hàng tiêu dùng đã
đỡ căng thẳng.
Ba là, thu hút tiền nhiều ở trong dân. Chúng tôi chủ trương
nâng lãi suất tiết kiệm từ 3% lên 9% ngang với mức giá của hàng
hóa. Nếu ai gửi ba tháng thì thêm 3% nữa là 12%. Vậy là dân yên
tâm và gửi tiền vào ngân hàng rất nhiều.
Như vậy hàng thiếu thì dân chạy hàng, tiền của dân nhiều thì
dân gửi vào Nhà nước. Còn Đảng và Nhà nước thì bảo đảm lợi ích
cho dân: quy định nghiêm ngặt ngân hàng chỉ được nhận tiền gửi
mà cho vay, tài chính chỉ thu mà chi, không được in thêm tiền...
Và thế là từ chỗ lạm phát 774% giảm xuống chỉ còn mấy chục
phần trăm.
Tình hình thế giới và trong nước vào những năm đầu thập kỷ 90
của thế kỷ XX có nhiều sự kiện quan trọng và diễn biến phức tạp. Có
những sự kiện nổi bật và quan trọng như việc bình thường hóa quan
hệ với Trung Quốc, việc ta tham gia ASEAN, vấn đề bình thường
hóa quan hệ Việt - Mỹ...
Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc được tiến hành
từng bước, nhất là sau Hội nghị cấp cao ở Thành Đô trở đi. Đặc biệt,
từ ngày 5 đến 10/11/1991, tôi và anh Võ Văn Kiệt dẫn đầu Đoàn đại
biểu cấp cao Đảng và Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Trung
Quốc. Hai bên ra Thông cáo chung đánh dấu quan hệ hai Đảng,
hai nước Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hóa toàn diện.
Chuyến thăm có ý nghĩa to lớn đối với quan hệ Việt - Trung.
Cuộc gặp này có đặt ra nhiều vấn đề trong đó có vấn đề giải
quyết biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ, vấn đề hợp tác kinh tế, văn
hóa, khoa học - kỹ thuật...
30