Page 364 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 364
sông cấm chợ” - “mua như giựt, bán như cho”, thành phố phải liên
tục chạy ăn cho 3,5 triệu dân quả là khốn khó.
Để tìm cách tháo gỡ, theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Võ Văn
Kiệt, các đồng chí lãnh đạo đã chia nhau về cơ sở, về các nhà máy, xí
nghiệp để nghe công nhân, để học dân. Nhờ sâu sát, những chỉ đạo
từ thực tiễn được nhen lên ngày càng nhiều từ các nhà máy dệt Việt
Thắng, dệt Thành Công, bột giặt miền Nam, nhà máy Caric, Silico...
Từ đó, trong sản xuất công nghiệp, các cơ sở được mở rộng quyền sản
xuất kinh doanh, tự cân đối, vừa bảo đảm hoàn thành kế hoạch nhà
nước giao, vừa tận dụng năng lực sản xuất tạo thêm sản phẩm cho
xã hội và thu nhập cho công nhân, kết hợp hài hòa ba lợi ích.
Cùng với sản xuất “bung ra” là việc cô Ba Thi được “xé rào” về
miền Tây mua lúa gạo... Lương thực cho người dân dần được giải
quyết, còn nguyên liệu cho sản xuất thì tìm cách có ngoại tệ để nhập
khẩu. Đối với ngoại thành thì triển khai các công trình thủy lợi, phát
triển “vành đai xanh”, vùng rau chuyên canh... Với mọi cố gắng, bức
tranh của nền kinh tế ngày càng có thêm nhiều điểm sáng.
Đồng chí Võ Văn Kiệt là người biết lắng nghe và dám quyết.
Trước khi chưa quyết định thì phải nghe kỹ, nghe ngược, nghe xuôi
các nhà nghiên cứu, quản lý... Đồng chí cho rằng, nghe xốn lỗ tai
cũng được nhưng khi ra quyết định thì đừng đưa tay ra sau sờ ghế
mình đang ngồi. Lúc làm Bí thư Thành ủy, đồng chí đã không sợ
mất chức khi kiên quyết cho mua lúa giá cao - hơn 8 đồng/kg. Đến
khi làm Thủ tướng, nhiều công trình như đường dây tải điện 500kV,
đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh... cũng là những công trình
mà đồng chí đã lắng nghe và dám quyết vì lợi ích của đất nước, của
nhân dân.
Nếu cho rằng khả năng quy tụ là thách thức lớn về năng lực
quản lý, lãnh đạo thì đồng chí Bí thư Võ Văn Kiệt đã vượt lên thách
thức ấy bằng tài năng, đức độ, bằng tấm lòng, bằng tất cả sự bao
362