Page 360 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 360
Nhằm đề cao vai trò chủ động, mở rộng quyền tự chủ của cơ sở
sản xuất công nghiệp, anh Sáu Dân trực tiếp chỉ đạo nghiên cứu xây
dựng cơ chế tổ chức xí nghiệp. Và tháng 11/1981, Thành ủy Thành
phố Hồ Chí Minh ra quyết định về cơ chế tổ chức xí nghiệp công
nghiệp (quốc doanh).
Trong xây dựng cơ bản, xây dựng các công trình phúc lợi (như mở
rộng, xi măng hóa, bê tông hóa đường, hẻm...), thành phố vận động
nhân dân góp công, góp sức thực hiện phương châm “Trung ương, địa
phương và cơ sở cùng làm”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Với một số chủ trương, chính sách và biện pháp tháo gỡ, tình
hình sản xuất công nghiệp đến cuối năm 1980 đã có bước chuyển
biến rõ. Hai năm 1981-1982, giá trị sản xuất công nghiệp liên tục
tăng, cả công nghiệp quốc doanh trung ương, quốc doanh và công tư
hợp doanh địa phương, tiểu thủ công nghiệp. Nhờ sản xuất ổn định,
mở rộng mặt hàng, đời sống công nhân được cải thiện, các xí nghiệp,
nhà máy thu hút thêm lao động thiếu việc làm, kể cả số công nhân
bỏ xí nghiệp trong những năm 1979-1980 nay đều trở lại làm việc.
Thành phố đã có bước chuyển biến về cung cách làm ăn mới, mang
lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đã xuất hiện một số điển hình tiến tiến
về tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tháo gỡ, sáng tạo thúc đẩy sản
xuất “bung ra” và ổn định đời sống. Thành ủy chỉ đạo tổ chức hội
nghị tổng kết, học tập và nhân điển hình tiên tiến ở các xí nghiệp,
phường xã, quận huyện nhằm phát huy các kết quả trên.
*
* *
Những tìm tòi, tháo gỡ để cho sản xuất “bung ra” (mà sau này
ta gọi là giải phóng sức sản xuất) để công nhân, lao động có việc
làm, hạn chế tình trạng công nhân (xí nghiệp quốc doanh) nghỉ việc,
hưởng 70% lương; tháo gỡ để có đủ lương thực phân phối cho nhân
dân..., thực chất là một cuộc đổi mới, đổi mới khá toàn diện, không
chỉ trong sản xuất, mà cả trong phân phối lưu thông, xuất, nhập
358