Page 400 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 400

trọng họ để họ đóng góp không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng

            sau 1975”. Nhiều văn nghệ sĩ, trí thức đến viếng chú cũng có nhận
            định như tôi (Báo Tuổi trẻ, ngày 15/6/2008).
                Thật  vậy,  vào  thời  điểm  1975,  so  với  các  bậc  thầy  như  các
            GS. Phạm Biểu Tâm, Ngô Gia Hy, Trần Ngọc Ninh hay các đàn anh

            đã thành danh như Chu Phạm Ngọc Sơn, Trần Kim Thạch, Trần
            Văn Tấn, thì tôi vẫn còn trẻ tuổi và thành tích được ghi nhận công
            khai chỉ là “cây dao có hạng” một sinh viên nội trú y khoa, sau đó

            là “Thầy thuốc ưu thời mẫn thế, không giống các thầy thuốc khác
            lúc đó”...
                Thế  rồi  sau  những  tháng  ngày  vừa  công  tác  vừa  miệt  mài

            nghiên cứu khoa học, vừa góp phần xây dựng các trạm y tế tại các
            vùng trắng (Thái Mỹ, Củ Chi, v.v.) ngay sau năm 1975, tôi đã dần
            được các lãnh đạo tin tưởng và giao khá nhiều trọng trách và năm
            1984, sau khi cùng ngành y tế thành công trong một ca cấp cứu

            đặc biệt, tôi đã được chú Sáu mời đến tư thất cùng với cả êkíp. Sau
            khi thăm hỏi tất cả, chú đã mời tôi đến ngồi cạnh, thăm hỏi cặn
            kẽ về các thuận lợi, khó khăn trong đời sống và trong công việc và

            các đề xuất. Tôi nhớ mãi lời khởi đầu: “Về chính trị “qua” có thể
            giải thích, phân tích mọi việc cho chú nghe nhưng về chuyên môn
            y khoa, nhất là nhi khoa thì chú cứ nói, “qua” sẽ lắng nghe để có
            thể thực hiện chủ trương “dành những gì tốt nhất cho các cháu

            thiếu nhi””...
                Rồi công trình khoa học cấp thành phố Cải tiến ngoại khoa
            thành phố ra đời do GS. Phạm Biểu Tâm làm Chủ tịch. Tôi được

            mời tham gia thay mặt ngành ngoại nhi. Tôi đã viết và trình bày
            hướng giải quyết cho hàng loạt vấn đề gai góc từ thực tế cực kỳ
            khó khăn của chúng ta, vừa là hậu quả của chiến tranh để lại
            vừa do chính sách cấm vận như “nhu cầu thực sự và hợp lý, định

            mức tiếp liệu cho ngành ngoại nhi thành phố”. “Vấn đề củng cố,

            398
   395   396   397   398   399   400   401   402   403   404   405