Page 401 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 401
phát triển ngành ngoại nhi” theo phương châm “nếu chưa có chủ
nghĩa xã hội cho mọi người, hãy có chủ nghĩa xã hội cho các cháu
thiếu nhi”, v.v..
Không biết có phải từ chất lượng thực tế, khoa học của các bài
viết này kết hợp cùng sự giác ngộ chính trị của tôi qua chương trình
chính trị trung cấp tại trường Nguyễn Văn Cừ mà tháng 1/1987, tôi
rất bất ngờ khi được mời báo cáo tham luận triển khai Nghị quyết
Đại hội VI, Đại hội đổi mới lịch sử của chúng ta, thay mặt ngành Y
tế, trong Hội nghị khoa học của thành phố, dưới sự chủ trì của Phó
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bất ngờ vì lúc đó tôi chỉ là một trưởng khoa, bất ngờ vì khi tôi
đem bài tham luận để thông qua hệ thống từ bệnh viện đến Sở Y tế
theo quy định lúc đó, tôi đã được trả lời: Các cơ quan này không thể
thông qua vì không phải là các cơ quan đề nghị tôi báo cáo. Tôi hiểu
ngay rằng đó là do cấp trên, đặc biệt là ý kiến của Thành ủy mà một
trong các tác giả của chính sách đổi mới chính là chú Sáu Dân.
Khi tôi cùng êkíp thực hiện thành công ca mổ Việt - Đức, chú
Sáu vừa đi công tác nước ngoài về, đã trực tiếp gọi điện biểu dương,
cho biết chú sẽ vào thăm cả êkíp và tặng mỗi người một bông hồng.
Tôi còn nhớ chú đã nói sau khi nghe chúng tôi báo về ca mổ, diễn
tiến theo nhận định của ông “ca mổ Việt - Đức cùng với thủy điện
Trị An là hai dấu ấn rất đậm nét của Việt Nam trong thế kỷ XX”.
Sau đó khi được mời đi báo cáo nhiều lần tại nước ngoài và được
biết hình ảnh của ca mổ đã được chiếu tại Thượng viện Mỹ trước khi
bỏ cấm vận vào năm 1995, tôi mới thấy được hết ý nghĩa của nhận
định của chú.
Thế rồi đến năm 2002, khi tôi được bầu vào Quốc hội khóa XI,
thật bất ngờ và cảm động khi chú từ Hà Nội đích thân gọi điện thoại
cho tôi chúc mừng và động viên làm tốt nhiệm vụ đại biểu.
399