Page 407 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 407

nhà báo đến nhà riêng để gặp anh Sáu - người Thủ tướng đã sinh

            ra ngành Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Anh Sáu rất vui mừng
            hồ hởi, vì cũng gặp được nhà báo quen, anh nói những gì còn trăn
            trở... Một “ông lão 80” vẫn còn rất minh mẫn, sáng suốt, đặc biệt là
            “bộ nhớ” rất kỳ diệu, anh nhắc đủ mọi điều, cả đường dây tải điện
            500kV Bắc - Nam, đoạn nào cần quan tâm vấn đề gì... Sau đó, anh
            Sáu xoay qua tôi với nụ cười cởi mở sảng khoái, bao gồm một chút

            ưu tư: “Mới thế đã 10 năm rồi đấy Ba Nhơn ạ!”. Rồi anh Sáu trìu
            mến vỗ nhẹ lên vai tôi, vuốt đều trên cánh tay và nắm chặt bàn tay
            để tỏ ra cái tình, cái nghĩa của người ANH LỚN đối với đứa em nhỏ
            đã nhiều năm cùng cộng tác, nay cả hai đều đã về hưu. Anh Sáu
            nói tiếp, đại ý: “Hồi đó, khi còn đương chức, tôi có dịp đi nhiều nước,
            tiếp xúc các chính khách và các chuyên gia kinh tế. Trong các buổi
            làm việc chính thức cũng như trong các buổi nói chuyện hành lang,
            tôi đều được họ nói về một cơ quan Kiểm toán quốc gia hoặc Ủy ban
            Kiểm toán quốc gia... Tôi bị cuốn hút vào những câu chuyện của họ

            và thực sự cảm phục về những việc mà cơ quan này làm được. Nó
            không chỉ giúp ích cho Quốc hội, cho Chính phủ mà còn có tác dụng
            rất sâu sắc đối với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các
            tổ chức tín dụng, ngân hàng... Một cơ quan độc lập, thực hiện chức
            năng kiểm tra từ bên ngoài và các hoạt động quản lý, điều hành và
            sử dụng tài chính, ngân sách như thế cũng cần phải có ở Việt Nam”.

            Tại sao không? Nhất là ở giai đoạn đất nước đang chuyển mình đổi
            mới, hội nhập quốc tế. Nghĩ như vậy, nhưng thật ra không đơn giản
            vì nước ta chưa có tiền lệ. Tôi đem bàn với Chính phủ, lúc đầu cũng
            có nhiều ý kiến khác nhau. Tôi nghĩ không phải cái gì cũng chờ có
            tiền lệ mới dám làm. Cơ chế thị trường có tiền lệ không? Xu thế tất
            yếu của thời đại bắt buộc chúng ta phải có cơ quan Kiểm toán Nhà
            nước. Nó thuộc về ai sẽ tính tiếp, trước mắt tạm thuộc Chính phủ...”.
            Thế là cơ quan Kiểm toán Nhà nước lần đầu tiên ra đời. Ngẫm lại

            suy nghĩ này rất đúng và thực tế cơ quan Kiểm toán Nhà nước 10
            năm qua đã làm tốt nhiệm vụ này. Anh Sáu là người có suy nghĩ tầm

                                                                             405
   402   403   404   405   406   407   408   409   410   411   412