Page 410 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 410
“mua như giật, bán như cho” thời ấy phản ánh mối quan hệ bất
bình đẳng giữa nông dân với Nhà nước, giữa hàng triệu người ở
đồng bằng sông Cửu Long một nắng hai sương làm ra hạt lúa và
hàng triệu người mỗi ngày hai lần ăn gạo ở Thành phố Hồ Chí
Minh. Trạm thuế Tân Hương (Tiền Giang) ngăn chặn xét hỏi tất cả
xe chở hàng từ các tỉnh miền Tây lên thành phố, hàng chục, hàng
trăm người phải rơi nước mắt “sạt gạo” khỏi xe... càng làm tăng nỗi
khát gạo dai dẳng của dân thành phố.
Một bức tranh xám xịt, ảm đạm về lương thực, về đời sống của
dân thành phố những năm ấy.
Giữa năm 1978, tôi theo đồng chí Giám đốc Sở Lương thực thành
phố Lê Thanh đến báo cáo tình hình lương thực của thành phố với
Thường vụ Thành ủy. Tôi nhớ mãi hình ảnh và lời nói của đồng chí
Võ Văn Kiệt trong buổi họp ấy.
Phòng họp có máy lạnh nhưng dường như không làm dịu được
sự nóng lòng và nỗi lo đau đáu về tình hình thiếu gạo và biến động
không lường được có thể xảy ra trong lòng đồng chí. Áo gió mở hết
khóa kéo, vẻ mặt đầy suy tư... đồng chí đi đi lại lại lắng nghe báo cáo
và mọi lời phát biểu, cuối cùng đứng lại giữa dãy bàn dài nói chậm
rãi chắc nịch từng tiếng “... Không thể nào chấp nhận tình trạng vô
lý này, lúa đầy đồng, dân thiếu gạo, Nhà nước bù lỗ... Nếu tôi không
giải quyết được vấn đề gạo ăn cho nhân dân thành phố, tôi xin từ
chức Bí thư Thành ủy”. Người tôi nổi da gà khi nghe đồng chí Bí thư
Thành ủy lấy sinh mạng chính trị của mình đánh cược với việc lo
gạo ăn của hàng triệu dân thành phố... Tôi thấy rõ quyết tâm cao độ
trong lời nói như một lời tuyên thệ của đồng chí; nhưng tôi đâu có
thể ngờ rằng những điều suy nghĩ của đồng chí trong buổi họp hôm
ấy và những chủ trương, biện pháp mà đồng chí chỉ đạo thực hiện
liền sau đó đã tạo nên sự chuyển biến thần kỳ của Thành phố Hồ
Chí Minh, kéo theo sự chuyển mình mạnh mẽ của đồng bằng sông
Cửu Long và của cả nước sau này.
408