Page 475 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 475
Đảng phải làm gì để đáp lại sự hy sinh đó của dân. Và anh tự hỏi,
phải chăng chúng ta còn làm được ít quá cho dân của mình, cho
những bà mẹ Việt Nam anh hùng?
Anh kể lại những kỷ niệm thời kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ, tập hợp lực lượng, thực hiện đại đoàn kết dân tộc với Phật giáo,
với Công giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, tất cả các tôn giáo ở miền Nam, với
trí thức, với tư sản trong thành phố Sài Gòn. Anh nhắc chúng tôi:
trong sự nghiệp vĩ đại và phức tạp như vậy không phải mình chỉ có
đúng và luôn luôn đúng, mà mình có cái đúng, có cái sai. Song, ngay
cả khi mình mắc sai lầm, gặp khó khăn, đồng bào vẫn tin tưởng hợp
tác với mình, che chở mình. Anh coi trọng tình nghĩa, anh có niềm
tin mãnh liệt vào lòng yêu nước của tất cả mọi người con đất Việt
và anh khao khát được đem hết sức lực của mình để vun đắp cho
sự nghiệp đại đoàn kết, hòa giải, hòa hợp dân tộc. Anh nói: “Nếu
được ủy nhiệm, tôi sẵn sàng đi nói chuyện chân thành với các chức
sắc Phật giáo, Công giáo, cái gì mình sai thì nhận, nếu cần, tôi sẵn
sàng xin lỗi để cùng nhau đoàn kết, xây dựng đất nước. Tôi tin là
nếu mình chân thành thì sẽ gặp nhau được vì lợi ích dân tộc”. Anh
Sáu Dân, khi ra Trung ương nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, đã dành thời
gian, công sức đi tất cả các tỉnh mà anh chưa đến tận nơi. Anh kể lại
khi đến Hà Giang mới thấy hết gian khổ của cảnh thiếu nước trên
núi đá tai mèo. Anh nói phải đến tận nơi, tận mắt thấy cuộc sống
của đồng bào, thì về Hà Nội mới tìm cách giải quyết được.
Trên những cương vị khác nhau, từ Bí thư Khu ủy Sài Gòn -
Gia Định đến khi làm Thủ tướng Chính phủ, anh luôn coi trọng trí
thức, tạo điều kiện và sử dụng trí thức phục vụ cho sự nghiệp của
dân tộc, của đất nước. Sau năm 1975, anh đã tập hợp các trí thức
làm việc dưới chính quyền Sài Gòn trước đây, kể cả các nhà kinh tế
nguyên là phó thủ tướng trong chính quyền cũ, tạo điều kiện để họ
473