Page 505 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 505

Đây chính là phẩm chất, là phong cách của anh Sáu Dân - một

            nhà lãnh đạo luôn suy nghĩ và hành động vì dân.



                   IV- CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ NGUYÊN THỦ TƯỚNG
                                       VÕ VĂN KIỆT

                Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành

            Trung ương Đảng, người mà chúng tôi thường gọi với cái tên thân
            thương và trìu mến là anh Sáu Dân lâm bệnh và ra đi đột ngột đã
            để lại trong lòng đồng bào, đồng chí và bạn bè sự kính trọng sâu sắc,

            lòng tiếc thương vô hạn. Những việc anh làm vì đất nước, vì đồng
            bào và cả những câu chuyện về đời thường của anh vẫn được mọi
            người nhắc đến với sự nuối tiếc, sự biết ơn đối với người quá cố. Tuy

            nhiên, cũng còn những câu chuyện rất đáng nói về anh mà nhiều
            người chưa biết hoặc chưa được nghe kể dù chỉ một lần.


                Chuyện một ngôi biệt thự

                Trong cuộc đời làm cách mạng, kể cả những năm giữ cương vị
            cao nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, anh Sáu

            Dân vẫn không có một ngôi nhà riêng của mình. Từ sau năm 1975
            khi về tiếp quản Thành phố Hồ Chí Minh cho đến những năm làm
            Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, anh Sáu được sắp xếp ở
            một nhà công vụ tại số 16 Tú Xương, Quận 3. Đây là một biệt thự

            nhỏ chỉ có một tầng trệt và một tầng lầu; trong đó tầng lầu có hai
            phòng ở, tầng trệt vừa làm phòng khách, vừa làm phòng ăn và liền

            đó là một sân nhỏ vừa đủ để chiếc xe công vụ mà anh sử dụng hằng
            ngày. Những năm anh Sáu ra Hà Nội giữ cương vị Phó Chủ tịch
            Hội đồng Bộ trưởng rồi Thủ tướng Chính phủ, anh Sáu lại tiếp tục
            sử dụng nhà công vụ và cũng với một ngôi biệt thự nhỏ tại 57 Phan

            Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội.

                                                                             503
   500   501   502   503   504   505   506   507   508   509   510