Page 501 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 501
báo ra sáng nay. Anh Sáu chỉ rất cụ thể những nội dung cần nói kỹ,
thậm chí cả nghệ thuật thể hiện nội dung đó. Những chỉ dẫn đó đã
giúp tôi có thêm một bài học nghiệp vụ sâu sắc.
Những chuyến anh Sáu đi thăm và làm việc ở nước ngoài mặc
dù rất bận, nhưng anh vẫn quan tâm đến công tác thông tin. Anh
thường thông qua trợ lý truyền đạt ý kiến tới phóng viên về nội dung
đưa tin. Điều anh thường nhắc nhở là nên thông tin đầy đủ về phía
bạn, mà bớt phần nói về phía khách (tức Việt Nam) vì đây là thông
tin cho người Việt Nam ở trong nước; cố gắng truyền tải được những
tình cảm và sự ủng hộ của nhân dân các nước đối với nhân dân
Việt Nam, nhất là các nước đã có quan hệ tốt với Việt Nam ngay cả
trong những năm chúng ta đánh Mỹ.
Những năm cuối thập kỷ 1980, đầu thập kỷ 1990 phương tiện
thông tin liên lạc còn khó khăn, hầu như tất cả phóng viên chuyên
trách của Thông tấn xã Việt Nam đều không có máy điện thoại ở
nhà riêng. Những năm tôi đi với đồng chí Đỗ Mười, khi có việc, lái
xe phải xuống tận nhà gọi tôi. Khi đi với anh Sáu, trong một lần vào
ngày nghỉ, anh cần gặp tôi có việc, nhưng không liên lạc được, anh
nói ngay với trợ lý đề nghị Thông tấn xã Việt Nam đặt cho tôi một
máy điện thoại ở nhà riêng. Mấy ngày sau, anh hỏi nhưng Thông
tấn xã Việt Nam chưa làm kịp, anh nói với trợ lý: “Nếu Thông tấn
xã Việt Nam khó khăn thì nói với Văn phòng Chính phủ lo việc này”.
Một lần khác, thấy tôi lên làm tin tiếp khách chậm, tiếp khách xong
anh Sáu hỏi tôi lý do chậm trễ và được biết vì xe hỏng giữa đường
(những năm đầu thập kỷ 1990, phóng viên ngoại giao đi làm tin
bằng xe Lada hoặc Bắc Kinh vì cơ quan rất ít xe tốt), anh nhắc nhở
trợ lý nói với Thông tấn xã Việt Nam bố trí xe tốt cho phóng viên để
không nhỡ việc. Tôi nói lại ý kiến anh Sáu với Chánh Văn phòng cơ
quan Thông tấn xã Việt Nam và từ đó trở đi, phóng viên ngoại giao
khi đi làm tin đã được sử dụng xe khá tốt. Việc này tuy không lớn,
499