Page 600 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 600
những công dân Việt Nam được đưa lên mạng từ khắp nơi trên thế
giới: Mỹ, Pháp, Canada, Nhật Bản... “Tôi chưa từng khóc một chính
khách, nhưng lúc này tôi khóc ông...”. “Ông đi rồi, từ nay những bức
bối thời cuộc, những tiêu cực trong xã hội, tôi biết nói với ai...” - Có
người viết như vậy.
Đến cuối chiều 11/6, tôi liên lạc được với bác sĩ Dương Quang
Trung, nguyên Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, là người
thầy thuốc đã ở bên cạnh chú Sáu Dân suốt thời gian điều trị tại
Bệnh viện Thống nhất, bệnh viện Xingapo cho đến lúc chú Sáu ra đi
vĩnh viễn. Những ngày sau cùng, dù đã rất mệt mỏi, nhưng chú vẫn
lạc quan lên kế hoạch với bác sĩ Dương Quang Trung: “Hết bệnh,
chuyến này dứt khoát phải tổ chức chuyến đi châu Âu, đặc biệt là
Hà Lan. Nghe nói đó họ xây dựng hệ thống đập ngăn nước tốt lắm,
tạo thành nhiều thành phố du lịch sống chung với nước. Phải nghiên
cứu, học hỏi về ứng dụng cho đồng bằng sông Cửu Long, để bà con
mình có sống chung với lũ thì cũng sống một cách văn minh, yên ổn,
hạnh phúc, chứ nhếch nhác thế này hoài chịu sao thấu”. Chú Sáu
ơi, rồi ai sẽ thực hiện tâm huyết của chú dành cho bà con vùng lũ?
Hơn ba mươi năm cầm bút, hạnh phúc lớn nhất trong đời làm báo
của tôi là có được phân nửa thời gian đó nhiều lần gặp gỡ, làm việc với
chú, đến nỗi tôi quen thuộc với giọng nói ấm áp của chú qua điện thoại:
“Bây giờ đang ở đâu, ghé nhà chú chiều nay, bàn việc một chút...”.
“Ngày mai anh em kéo dây qua đèo Lò Xo, chuẩn bị đi...”, “Ra gấp Hà
Nội, ngày mai đi với chú lên thăm thủy điện Sơn La...”,...
Chú tâm huyết xây dựng ngành điện đến nỗi người dân đã gọi
chú bằng cái tên thân thương “Thủ tướng điện”. Và biết bao lần tôi
chứng kiến nỗi trăn trở của người lãnh đạo đã cực kỳ sáng suốt,
quyết liệt phát triển điện năng cho Tổ quốc như là chiếc chìa khóa
mở cánh cửa hội nhập. “Với điện đóm chập chờn, thiếu trước hụt sau
như thế này thì có ai muốn đến đầu tư với mình chứ”, thời điểm ấy
chú hay bực bội như vậy.
598