Page 367 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 367

Chương VIII: TRÊN CƯƠNG VỊ CỐ VẤN...                    363                         364                                  VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ


                        1
             biên soạn , đồng chí Võ Văn Kiệt đã tận tâm, tận lực,                               chưa phải là người  ưu tú nhất thì phải biết sử dụng
             động viên được nhiều nhà khoa học có danh tiếng và các                              quyền hạn của mình để trở thành ưu tú nhất, bằng cách
             nhà lãnh  đạo  đương thời tham gia. Công trình  được                                mời chuyên gia, cố vấn. Bộ nào yếu kém không nhất
             hoàn thành, ra mắt độc giả (hai năm sau khi đồng chí                                thiết phải thay ngay bộ trưởng, mà có thể mời gọi người
             Võ Văn Kiệt qua đời), thể hiện dấu ấn Võ Văn Kiệt trên                              có tài vào  làm cố vấn. Quan trọng là người lãnh  đạo

             nhiều trang sử hào hùng và nóng bỏng của những ngày                                 phải biết lắng nghe”.
             Nam Bộ kháng  chiến. Công trình  Lịch sử Nam Bộ                                         Trước thềm Đại hội Đảng lần thứ X, tháng 7-2005,
             kháng chiến thực sự là một bộ sách có giá trị lịch sử và                            đồng chí Võ Văn Kiệt đã gửi thư góp ý cho Dự thảo Văn
             ý nghĩa chính trị, giáo dục sâu sắc, có dung lượng lớn về                           kiện Đại hội và Dự thảo Điều lệ Đảng. Những góp ý của
             tư liệu lịch sử, nhiều sự kiện, nhân vật, con số... với nội                         đồng chí thể hiện tinh thần xây dựng,  đồng thời thể
             dung hết sức phong phú về cuộc kháng chiến anh dũng,                                hiện quan điểm đổi mới cả về đường lối và phương thức

             hào hùng  của  đồng bào,  chiến sĩ Nam  Bộ thời kỳ từ                               lãnh đạo của Đảng.
             1945 đến 1975.                                                                          Bước sang năm 2006, là năm có nhiều sự kiện quan
                 Một trong những suy nghĩ, trăn trở của đồng chí Võ                              trọng của Việt Nam (Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
             Văn Kiệt là vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, nhất là                               mại Thế giới (WTO), tổ chức thành công Hội nghị cấp
             yêu cầu đòi hỏi đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt                            cao APEC...),  đồng chí Võ Văn Kiệt nhận  định: Việc
             trong giai đoạn cách mạng mới. Ngày 31-3-2005, trả lời                              Việt Nam trở thành thành viên của WTO là một điều
             phỏng vấn của phóng viên báo Quốc tế, đồng chí Võ Văn                               rất mới, cơ hội và thách thức thì lĩnh vực nào cũng có,

             Kiệt nêu rõ quan điểm của mình về vai trò của người                                 nhưng nói  chung cho  một quốc  gia thì hội nhập thúc
             lãnh đạo: “Người lãnh đạo phải thấy mình có quyền cao                               đẩy cho sự phát triển, ai cũng được cả, không có người
             nhất và phải thấy trách nhiệm cao nhất của mình với                                 thắng kẻ thua.  Tốt nhất vẫn là  được  đua tranh một
             đất nước, dùng quyền mà không làm hết lòng cho đất                                  cách sòng phẳng dựa vào năng lực, trí tuệ, nói chung là
             nước, cho dân tộc thì sẽ thành tội. Nếu người lãnh đạo                              sức mạnh tiềm tàng của cả dân tộc. Theo đồng chí, cơ

             _________                                                                           hội lớn nhất là sự đồng thuận xã hội. Chưa khi nào kể
                 1. Đồng chí Võ Văn Kiệt làm Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên                      từ ngày đổi mới chúng ta đạt được sự đồng thuận cao
             soạn (Thành lập theo Quyết định số 1431/QĐ-TTg ngày 7-11-2001                       như hiện nay. Trong giai đoạn đổi mới chúng ta cũng có
             và Quyết  định số 89/QĐ-TTg ngày 25-11-2002 của Thủ tướng
             Chính phủ).                                                                         sự thống nhất cao, nhưng lúc đó tất cả đều đang dò dẫm
   362   363   364   365   366   367   368   369   370   371   372