Page 215 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 215
CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ... 213
hiện nay; và bằng chính truyền thống, bản sắc ngoại giao giàu
tính nhân văn, hòa hiếu Việt Nam - Hồ Chí Minh đã tạo ra cho
Việt Nam một vị thế ngoại giao to lớn, mặc dù kinh tế nước ta
còn nghèo, lực vật chất của chúng ta còn có hạn.
Bài học triển khai hoạt động ngoại giao một cách toàn diện và có
sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các “binh chủng” dưới sự lãnh đạo
trực tiếp, thống nhất của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước.
Cùng với quá trình hội nhập, hoạt động đối ngoại của chúng ta
cũng ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Tình hình đó đòi
hỏi sự gắn kết và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ban, ngành,
các cấp; các tổ chức đảng, các đoàn thể quần chúng, các tổ
chức kinh tế; trung ương và địa phương; giữa ngoại giao chính
trị với ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và cả ngoại giao
quốc phòng, an ninh; giữa quan hệ song phương với sự hoạt
động tại các diễn đàn đa phương với trọng tâm, trọng điểm rõ
ràng, nhất quán về đối tác cũng như về địa bàn, diễn đàn và
lĩnh vực.
Tôi chỉ nêu một số gợi ý như vậy, mong các đồng chí đi
sâu bổ sung, làm rõ thêm.
Thưa các đồng chí,
Đất nước ta nói chung, ngành Ngoại giao nói riêng bước
vào giai đoạn mới với nhiều thuận lợi mới đan xen với những
thách thức, khó khăn mới. Thế và lực của đất nước đã khác hẳn
trước; nước ta đã bước vào ngưỡng cửa của nước có thu nhập
trung bình và đang nỗ lực phấn đấu để đến năm 2020 cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; quan hệ quốc
tế được mở rộng, uy tín và vai trò của nước ta ở khu vực và trên
thế giới đã được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, trước mắt,
chúng ta đang phải tập trung tìm mọi cách để kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đi đôi