Page 217 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 217
CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ... 215
khó khăn; các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ,
Nga, Braxin cùng một số nước khác có vị trí, vai trò ngày càng
cao hơn. Sự liên kết ở Tây Âu và vai trò của khu vực này đang
bị thách thức, trong khi châu Á - Thái Bình Dương đang vươn
lên như một khu vực có vai trò và vị trí hàng đầu của thế giới
trong thế kỷ XXI. ASEAN đang trải qua một giai đoạn mang
tính bước ngoặt, có thể trở thành Cộng đồng vào năm 2015.
Những quá trình biến đổi sâu rộng, mới mẻ ấy còn đang diễn
biến khó lường, không chỉ theo chiều thuận mà còn ẩn chứa
không ít những nhân tố phức tạp, bất trắc.
Trong bối cảnh nêu trên, Đại hội lần thứ XI của Đảng ta đã
chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại với tinh
thần chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, triển khai đồng bộ
và toàn diện hơn các hoạt động đối ngoại, nhằm: giữ vững môi
trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển đất nước; bảo vệ vững
chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng
cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh
chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
trên thế giới.
Theo đó, tư tưởng chỉ đạo của hoạt động đối ngoại là: Thực
hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,
hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; là
bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế; hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước
trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp
quốc và luật pháp quốc tế.
Nguyên tắc và phương châm của hoạt động đối ngoại là: Phải
đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết; kiên định lập trường
giai cấp, tuyệt đối trung thành với lợi ích của dân tộc; chủ động
tiến công, giữ vững nguyên tắc, linh hoạt khôn khéo về sách lược,