Page 227 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 227
ĐẢNG TA PHẢI ĐẶC BIỆT COI TRỌNG HƠN NỮA... 225
rõ phạm vi, mục tiêu, yêu cầu, tư tưởng chỉ đạo thì mới có thể
triển khai thực hiện một cách có hiệu quả. Hiện nay, Đề án
đề cập toàn diện cả hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, bao gồm
10 lĩnh vực: hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng
thủy lợi, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng
thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục - đào tạo, hạ
tầng y tế, hạ tầng văn hóa, thể thao; trong đó tập trung vào
bốn lĩnh vực là: hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi và hạ tầng đô
thị. Đề nghị Trung ương trước hết cho ý kiến về phạm vi các
vấn đề, xác định như vậy đã hợp lý chưa? Trên cơ sở đó, phân
tích, đánh giá thực trạng tình hình, đề ra chủ trương, phương
hướng, nhiệm vụ và giải pháp một cách sát thực, có tính khả
thi, cho từng lĩnh vực và cho tổng thể.
Về đánh giá tình hình, cần thấy cả mặt đã làm được và chưa
làm được một cách khách quan, cầu thị; phân tích sâu sắc các
nguyên nhân, nhất là nguyên nhân yếu kém, nguyên nhân chủ
quan. Ví dụ: Vì sao có tình trạng đầu tư kết cấu hạ tầng dàn
trải, chất lượng kém, lãng phí, thất thoát lớn, hiệu quả thấp?
Phải chăng về tư duy, là do còn nặng tư tưởng tập trung, bao
cấp, ỷ lại vào vốn ngân sách trung ương và vốn ODA; chú
trọng xây dựng từng công trình mà coi nhẹ tính đồng bộ của hệ
thống; quá ỷ lại vào Nhà nước, không coi trọng đúng mức vai
trò của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, xã hội; chạy
theo số lượng, tiến độ, thành tích bề nổi mà lơ là chất lượng, coi
nhẹ công tác vận hành, duy tu, sửa chữa; tư tưởng bản vị cục
bộ, ngành nào biết ngành ấy, địa phương nào biết địa phương
ấy, không quan tâm phối hợp và hợp tác, sử dụng chung. Phải
chăng về tầm nhìn, còn hạn chế, thiếu nhìn xa, nhìn tổng thể,
làm cho chất lượng quy hoạch thấp, thiếu đồng bộ giữa kinh tế
với xã hội; giữa cả nước, vùng với địa phương; thiếu gắn kết giữa